Tự sự từ một mái trường

(PLO) - Ngoài việc nỗ lực thực hiện trọng trách tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho các tỉnh Bắc miền Trung, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới (cơ sở đào tạo của Bộ Tư pháp đóng tại TP.Đồng Hới, Quảng Bình) còn là cầu nối với chính quyền, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội để giúp học sinh vượt qua mọi gian khó, ngăn trở để được đến trường…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đánh hồi trống khai giảng lớp học mới của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đánh hồi trống khai giảng
 lớp học mới của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới 
Chắp cánh những ước mơ
Đối với phụ huynh và học sinh bây giờ, cái tên Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã rất gần gũi, thân thiện. Họ sẽ chẳng thể nào quên hình ảnh những thầy cô giáo tuyển sinh không ngại khó, ngại khổ cắt sông, băng rừng, trèo đèo, lội suối đến khắp các bản làng xa xôi hẻo lánh của dải đất Bắc miền Trung đầy nắng gió, bão bùng để mang đến niềm tin, ước mơ về con chữ, tri thức pháp luật cho học sinh. 
Ẩn khuất đâu đó trong những bản làng của đại ngàn Trường Sơn là đau đáu những ước mơ đến trường nhưng chưa được sự quan tâm hỗ trợ thiết thực của Nhà nước cũng như toàn xã hội, bởi điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức của phụ huynh về việc học, các chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, những vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hồ sơ nhập học... Đa số các em phải nghỉ học để lên nương, lên rẫy, cuộc sống mãi lẩn quẩn trong nghèo đói, nhận thức về đời sống xã hội và kiến thức pháp luật rất hạn chế.
Nắm bắt được thực tế đó và được sự chỉ đạo, quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo Bộ Tư pháp và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc miền Trung, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để gắn công tác tuyển sinh, đào tạo với trách nhiệm xã hội để tạo điều kiện chắp cánh cho những ước mơ đến trường của học sinh. Và minh chứng rõ ràng nhất, sự trưởng thành của các em học sinh khóa 1 ngay trên chính quê hương mình là niềm tin lớn nhất của phụ huynh đối với nhà trường.
Đội ngũ cán bộ nhà trường đã có những buổi làm việc với chính quyền địa phương các cấp, ban giám hiệu, các thầy cô giáo dạy văn hóa nơi các em đã và đang học tập để giới thiệu về Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, về những chế độ chính sách ưu đãi của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhà trường cho các em. 
Các thầy cô còn đưa phụ huynh trực tiếp về tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện sinh hoạt và học tập để giới thiệu cho họ biết về môi trường học tập chất lượng, an toàn và thân thiện của Trường Trung cấp Luật Đồng Hới. Mặc khác, cán bộ nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với UBND xã, các trường THCS, THPT, Phòng GD&ĐT, Phòng LĐ-TB&XH các huyện để hướng dẫn và trực tiếp làm hồ sơ nhập học, hồ sơ hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước cho từng học sinh.
Đón các em về trường, một mặt nhà trường luôn nỗ lực hết sức để hỗ trợ các em tối đa về vật chất cũng như tinh thần để giảm thiểu các rào cản về khó khăn kinh tế như: đưa đón nhập học, miễn tiền ở ký túc xá, may đồng phục, cho mượn giáo trình, tài liệu học tập... 
Nhà trường còn trích một phần kinh phí để miễn tiền ăn sáng 10.000 đồng/suất, bữa ăn chính được hỗ trợ thêm 10.000 đồng/suất. Trường cũng là cầu nối với chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cùng gia đình học sinh xây dựng và phát triển Quỹ học bổng Học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ thêm tiền ăn cho các em hàng tháng. 
Với những cách làm trên, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã xây dựng được niềm tin vững chắc trong công tác tuyển sinh cũng như đào tạo đối với chính quyền, các tổ chức, đơn vị, phụ huynh và các em học sinh.
Những kết quả xứng đáng
Năm học 2015 - 2016 này, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tuyển sinh 382 học sinh cho khóa 4. Cụ thể, có 316 học sinh hệ chính quy (184 học sinh tốt nghiệp hệ THCS) và 66 học viên hệ vừa làm vừa học, trong đó con em dân tộc thiểu số là 253 học sinh chiếm đến 66%. Kết quả trên làm bất ngờ nhiều người, bởi Trường là một cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp mới thành lập, nhưng đối với nhà trường và những cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nỗ lực cộng đồng trách nhiệm với nhà trường trong thời gian qua, thì đó là kết quả xứng đáng. 
Mặc dù hình thành từ vỏn vẹn 10 triệu do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Quảng Bình tài trợ nhưng đến nay, Quỹ học bổng Học sinh nghèo vượt khó đã có tổng số quỹ lên đến 350 triệu đồng. Riêng đầu năm học mới 2015 – 2016 huy động được 260 triệu đồng. Có thể kể đến những “mạnh thường quân” tâm huyết với nhà trường như ca sĩ Hồ Ngọc Hà - người con quê hương Quảng Bình tài trợ 100 triệu đồng, Tập đoàn EuroWindow tài trợ 50 triệu đồng... 
Chính từ nguồn quỹ học bổng này cùng với sự nỗ lực của nhà trường mà tất cả học sinh của trường được hỗ trợ kinh phí đến trường học tập. Hiện có 25 học sinh học tập tại trường được miễn 100% tiền ăn, 69 học sinh được hỗ trợ 50% tiền ăn trong suốt quá trình ở trường. 
Dẫu vậy, kinh phí của nhà trường vẫn còn có hạn, nhu cầu cần được hỗ trợ để đến trường của các em vẫn còn rất nhiều, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới vẫn rất cần sự chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm của các “mạnh thường quân” để có thêm những học sinh được đến trường và chắp cánh vững chắc cho những ước mơ vươn tới tương lai. 
Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã “gieo” những “hạt niềm tin”, xây dựng cầu nối để các đơn vị, tổ chức, cá nhân cộng đồng trách nhiệm đưa các em đến trường. Nhà trường, chính quyền các cấp, các “mạnh thường quân” có quyền tự hào, tin tưởng đối với những thế hệ học sinh sẽ trưởng thành, ra trường và xây dựng đời sống mới ngay trên chính quê hương mình... 

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.