Tranh cãi xung quanh việc phạt chống đẩy đối với người không đeo khẩu trang

(PLVN) - Vì không đeo khẩu trang phòng Covid-19, hai tài xế ôtô bị Cảnh sát giao thông Bắc Giang phạt chống đẩy và cũng là để kiểm tra sức khỏe. Việc làm này tiếp tục dấy lên những tranh cãi pháp lý.

Không đeo khẩu trang, “hít đất” hơn 20 cái

Trong hai ngày 28 - 29/3, trên mạng xã hội có xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh hai tài xế bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt chống đẩy cạnh đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, đoạn qua địa phận khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 

Theo clip, khi CSGT hỏi về chuyện không đeo khẩu trang phòng ngừa nhiễm Covid-19, các tài xế trả lời sức khỏe rất tốt, có thể chống đẩy để chứng minh và được cán bộ làm nhiệm vụ đồng ý. Trong đoạn video ngắn, một CSGT cầm giấy tờ của tài xế và liên tục đếm để các tài xế chống đẩy hơn 20 lần. 

Thấy các tài xế đã nhận thức được lỗi vi phạm của mình, CSGT chỉ nhắc nhở, yêu cầu họ không tái diễn lỗi vi phạm và đeo khẩu trang cẩn thận rồi cho đi tiếp. Các tài xế nhận lại giấy tờ, tươi cười và đưa ra cam kết không vi phạm.

Người vi phạm giao thông đang chống đẩy - ảnh cắt từ video.
Người vi phạm giao thông đang chống đẩy - ảnh cắt từ video. 

Trao đổi với phóng viên, Đại tá Đỗ Văn Huyền, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang đã xác nhận sự việc này. Theo Đại tá, sự việc xảy ra vào khoảng 7h15 ngày 28/3. Lúc này, 2 cán bộ thuộc Phòng CSGT đang làm nhiệm vụ xử lý những xe dừng, đỗ sai quy định trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, đoạn qua địa phận khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Tổ công tác phát hiện ba xe ô tô chở chuyên gia người Hàn Quốc đến làm việc tại khu công nghiệp trên dừng đỗ trên đường cao tốc. Sau đó, một cán bộ CSGT có nhắc nhở và yêu cầu lái xe di chuyển nhưng các lái xe này vẫn cố tình dừng đỗ để các chuyên gia người Hàn Quốc làm việc. Đồng thời, có tài xế có ý định "hối lộ", mong lực lượng chức năng bỏ qua.

“Sau khi giải thích và yêu cầu các tài xế di chuyển, nhận thấy những người này không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, 2 cán bộ đã yêu cầu họ chống đẩy mấy cái để nhớ phải đeo khẩu trang giữa mùa dịch, đồng thời không được dừng, đỗ xe trên cao tốc nữa”, Đại tá Huyền cho hay.

“Về trường hợp 3 chiếc xe vi phạm việc dừng đỗ, chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý theo quy định… Phòng CSGT cũng sẽ kiểm điểm 2 cán bộ nói trên, đồng thời tạm điều chuyển cương vị công tác của 2 cán bộ này”, Đại tá Huyền cho biết thêm.

Có được “sáng tạo” cách xử phạt?

Không bàn đến hình thức xử lý cán bộ thuộc quyền quản lý của Công an tỉnh Bắc Giang, việc các chiến sĩ làm nhiệm vụ “sáng tạo” những cách phạt “bá đạo” không còn là chuyện hiếm. 

Trước đó, tại Đà Nẵng, một cô gái tên T sinh năm 1994 cũng chia sẻ câu chuyện của mình. 

Cụ thể, T viết: “Khoảng 16 giờ ngày 1/4 (năm 2016 - PV), mình và một người bạn đang đi ngược chiều từ đoạn chợ Bắc Mỹ An đến cầu Tuyên Sơn, TP Đà Nẵng, thì bị CSGT tuýt còi. Mình đã rất lo lắng vì nghĩ sẽ đối diện với mức phạt cao. Tuy nhiên, sau khi xuất trình giấy tờ tùy thân, bằng lái, các CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây yêu cầu mình “nộp phạt” bằng hình thức chép 20 lần câu: “Tôi hứa sẽ không đi ngược chiều nữa”.

Hình ảnh cô gái chép phạt vì đi ngược chiều đăng trên trang Tôi yêu Đà Nẵng.
 Hình ảnh cô gái chép phạt vì đi ngược chiều đăng trên trang Tôi yêu Đà Nẵng.

Hay vào tháng 12/2015, dân mạng cũng đã truyền tai nhau cách xử phạt độc đáo của CSGT Đà Nẵng khi kêu người vi phạm luật giao thông mua kẹo cao su ủng hộ cho bà lão bán hàng rong và xem đó là cách nộp phạt.

Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Có không ít ý kiến hoan nghênh CSGT Đà Nẵng quá tuyệt vời vì nghĩ ra cách hay để nâng cao ý thức người tham gia giao thông mà không phải phạt tiền. Tương tự, việc phạt “hít đất” cũng được một số người ủng hộ khi cho rằng đây là cách nhắc nhở rất tinh tế.

Tuy nhiên, về quy định pháp luật, với hành vi dừng đỗ trên cao tốc, tài xế sẽ bị phạt từ 6-8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng theo mức phạt mới nhất tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Hơn nữa, chính vị lãnh đạo Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang phải thừa nhận, việc xử lý vi phạm giao thông như vậy (phạt chống đẩy) không có trong luật nên đã yêu cầu 2 cán bộ CSGT viết tường trình, kiểm điểm và báo cáo cụ thể lại vụ việc.  

Xử phạt vi phạm hành chính được định nghĩa là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm.

Còn xét rộng ra, các chuyên gia pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phân tích: Căn cứ quy định pháp luật thì tất cả hình thức xử phạt trên đều không đúng. 

Bởi theo quy định, người thi hành công vụ chỉ được phép thực hiện những hành vi mà luật pháp quy định. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, CSGT khi phát hiện cá nhân, tổ chức vi phạm luật giao thông thì phải xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định của Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng thì các hình thức xử phạt chỉ gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất.

Ngoài ra, các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định cũng không có hình thức bắt chép phạt, phạt chống đẩy hoặc xử lý khác. Như vậy, việc xử phạt bằng cách bắt chép phạt, phạt “hít đất” của CSGT Đà Nẵng, Bắc Giang chưa được pháp luật quy định.

“Không hiểu các đồng chí CSGT căn cứ vào quy định pháp luật nào để áp dụng chế tài xử phạt "chống đẩy" đối với người vi phạm? Một cách áp dụng pháp luật tùy tiện” – một chuyên gia phản đối gay gắt.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư