“Tôi Đồng Ý 16+” có làm lung lay các nhà làm luật?

(PLO) - Sắp tới kỳ họp Quốc hội, những người đồng tính, lưỡng giới và chuyển đổi giới tính (LGBT) tiếp tục ra sức kêu gọi đòi quyền tự do trong tình yêu, cuộc sống của mình. 
Vũ Gia Anh (sinh viên Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội) cho biết: “đồng ý hôn nhân đồng giới là hoàn toàn tự nhiên, do đó chẳng có lý do gì người LGBT chúng em phải chịu thiệt thòi là đánh mất hạnh phúc của đời mình”. 
Tuy nhiên, cậu cũng hiểu rằng vấn đề này bất cập ở chỗ chưa được đa số người thừa nhận, ngay kể cả người trong gia đình, mà điều quan trọng nhất là người đồng giới khó có thể sinh con và nuôi con. 
So với trước đây, xã hội đã có sự tiến bộ lớn hơn, phản ứng của mọi nguời mang tính tích cực hơn với LGBT, nhưng không phải sự kỳ thị không còn tồn tại. Cậu sinh viên trường nghệ thuật mong ước: “Mọi nguời hãy bỏ đi sự kì thị về cộng đồng LGBT và chấp nhận như một sự tự nhiên vốn có của cuộc sống”. Bản thân Gia Anh chưa có người yêu, nhưng cậu chắc chắn mình sẽ yêu và kết hôn như những cặp dị tính khác. 
Muốn được kết hôn với “người mình yêu”
“Kết hôn là một trong những vấn đề cơ bản của con người, họ cần được kết hôn với người họ yêu, bất kể hai người kết hôn với nhau là hai nam hay hai nữ. Con người kết hôn không chỉ để duy trì nòi giống, bởi vậy đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về gia đình. Gia đình hoàn toàn có hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ” - Hoàng Tùng Lâm (phóng viên tại Hà Nội) khẳng định. 
Theo Tùng Lâm, luật cấm rõ ràng ảnh hưởng đến hôn nhân của những người đồng giới như họ, bởi: “Nếu làm đám cưới thì cũng chỉ là đám cưới thôi, không thể gọi là kết hôn vì không có sự thừa nhận của luật pháp”.
Đấu tranh cho việc mở rộng quyền của người LGBT, Lan Anh (sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Ngoại thương) bày tỏ quan điểm: “Nếu một lời đồng ý của bạn có thể thay đổi cuộc đời của rất nhiều người, thì bạn có đồng ý không?”. 
Đại diện bảo vệ quyền của người LGBT, ông Lương Thế Huy (Viện Xã hội, Kinh tế và Môi trường iSEE) cho biết, khởi động từ tháng 10/2013, chiến dịch mang tên “Tôi Đồng Ý” được khởi xướng bởi cộng đồng LGBT và những người đồng hành nhằm tạo cơ hội cho mọi người ủng hộ hôn nhân cùng giới bình đẳng, thông qua việc đổi ảnh đại diện trên trang mạng xã hội, chụp hình với dòng chữ “Tôi Đồng Ý” và viết thông điệp ủng hộ. 
“Ở thời điểm này, chúng tôi đang gắn với thông điệp “Tôi Đồng Ý 16+”, có ý nhắc tới Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình hiện tại. Chiến dịch “Tôi Đồng Ý 16+” mong muốn mọi người cùng lên tiếng để kêu gọi các nhà làm luật giữ lại và mở rộng Điều 16, không chỉ quy định về hậu quả tài sản, nghĩa vụ hợp đồng mà còn cần quy định về quyền, nghĩa vụ với con cái và trong cuộc sống chung, đảm bảo những quyền mà các cặp cùng giới được hưởng không kém hơn các cặp khác giới” - ông Huy cho biết.
Ghi nhận quyền con người đồng giới với tư cách cá nhân?
Từng là Luật sư trong vấn đề hôn nhân và gia đình, cũng rất quan tâm đến vấn đề hôn nhân đồng giới, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Benjamin Guégau cho biết, trong năm 2014 tại Pháp, theo thống kê, hôn nhân của các cặp khác giới là 231.000, còn hôn nhân của các cặp đồng giới là 7.000 (từ tháng 5/2013). 
Ông Benjamin Guégau cho biết thêm, Pháp có chế định hợp đồng quan hệ chung sống dân sự (PACS) cho những người đồng giới tính đã được 15 năm. PACS tạo cho tất cả các cặp chung sống không hôn nhân, đồng giới và khác giới, một địa vị pháp lý. PACS quy định: “Một hợp đồng được giao kết giữa hai thể nhân đã đạt được tuổi thành niên, khác giới hay cùng giới, vì mục đích cùng nhau tổ chức cuộc sống của mình”.
Chú trọng về quyền con người nói chung, Tiến sỹ Nguyễn Hương Lan, Giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Pháp luật Việt Nam cần công nhận quyền con người của người đồng giới với tư cách cá nhân như những người khác, đồng thời cũng cần những quy định pháp lý làm rào cản, khung pháp lý nhằm bảo vệ họ trước sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với họ. Việc tôn trọng, công nhận xu hướng tính dục, dạng giới của người LGBT không có nghĩa là phải thay đổi hệ thống thế giới hai giá trị dựa trên cơ sở giới tính, không thể xóa bỏ hệ thống giới hai giá trị”. 
Trong hoàn cảnh hiện nay ở Việt Nam, về việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ đồng giới, bà Lan đề xuất: “Pháp luật cần ghi nhận quyền con người đồng giới với tư cách cá nhân; xóa bỏ phân biệt đối xử và kỳ thị đối với những người đồng giới qua việc bỏ quy định tại Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; quy định về quyền xác định lại giới tính, có thể dẫn tới xem xét công nhận việc chuyển đổi giới tính; công nhận hình thức sống chung có đăng ký đối với các cặp đồng tính”.

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.