Tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật cần phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Lê Thành Long (tay trái) và Thứ trưởng Phan Chí Hiếu chủ trì phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Lê Thành Long (tay trái) và Thứ trưởng Phan Chí Hiếu chủ trì phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp.
(PLO) - Chiều qua (7/3), Bộ trưởng Lê Thành Long và Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì phiên họp thường kỳ của Hội đồng khoa học Bộ Tư pháp. Tham dự phiên họp có nhiều nhà khoa học đầu ngành và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.

Tại phiên họp, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bộ, các đại biểu đã bầu ra Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng là đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Phó Chủ tịch Hội đồng là đồng chí Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý; Thư ký Hội đồng là đồng chí Võ Đình Toàn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.

Hiểu chủ thể tổ chức thi hành pháp luật theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp?

Tiếp đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ nội hàm khái niệm tổ chức thi hành pháp luật (THPL) và cơ chế theo dõi THPL. Có ý kiến cho rằng, nội hàm tổ chức THPL được xác định bao gồm tất cả các hoạt động THPL của hệ thống các cơ quan hành pháp. Nói cách khác, tổ chức THPL là quá trình các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực.

Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, pháp luật tồn tại dưới hai trạng thái là trạng thái tĩnh (luật, văn bản dưới luật… do lập pháp và lập quy mà có) và trạng thái động (là sự vận động của các quy định pháp luật, do tổ chức THPL mà có). Hai trạng thái này phải cùng tồn tại một cách thống nhất. Do đó, THPL là làm cho pháp luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội còn tổ chức THPL là hoạt động mang tính chủ quan để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Còn TS Dương Thanh Mai cho rằng, THPL là thực hiện pháp luật, không chỉ các cơ quan hành pháp mà mọi chủ thể trong xã hội, kể cả công dân cũng phải THPL; tổ chức THPL là trách nhiệm thuộc về cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương song cần gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ kiểm sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp. 

Về chủ thể tổ chức THPL, có ý kiến cho rằng, tổ chức THPL là công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ riêng có của hệ thống các cơ quan hành pháp, gắn liền với việc thực hiện quyền hành pháp. Còn ông Đường cho rằng, chủ thể tổ chức THPL, theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan, thiết chế trong tổ chức chính trị đều có trách nhiệm tổ chức THPL, theo nghĩa hẹp là những quy định trong Hiến pháp về trách nhiệm tổ chức THPL của các cơ quan hành pháp, hành chính nhà nước. Sau khi được Nhà nước ban hành, pháp luật cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai các hoạt động nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống như công bố pháp luật, phổ biến tuyên truyền pháp luật, ban hành văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật, thực hiện các điều kiện bảo đảm cho thi hành pháp luật và theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc THPL.

Liên quan tới vấn đề này, GS.TS Phan Trung Lý nêu rõ, Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ có trách nhiệm “Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, nghị quyết của Chủ tịch nước” (khoản 1 Điều 96) và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức thi hành và theo dõi việc THPL liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc” (khoản 1 Điều 99). Như vậy, chủ thể tổ chức THPL không chỉ riêng Chính phủ, mà còn có cơ quan khác như Quốc hội, chính quyền địa phương, tòa án… nhưng cơ quan chính chịu trách nhiệm tổ chức THPL phải là Chính phủ.

Khái niệm mới trong khoa học pháp lý 

Về khái niệm theo dõi THPL, do đây là khái niệm mới trong khoa học pháp lý nên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức. Thông qua theo dõi THPL giúp nhận biết những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức THPL và đề xuất các kiến nghị, các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh, thống nhất.

Theo nhận định của GS.TS Lê Hồng Hạnh, cơ chế tổ chức theo dõi THPL là sự tương tác giữa các chủ thể, gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng vận hành và bảo đảm cho hoạt động tổ chức và theo dõi THPL một cách hiệu quả, đúng mục đích. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng cơ chế tổ chức theo dõi THPL được hiểu là cách thức để quá trình theo dõi THPL được vận hành, hoạt động, là công cụ hữu hiệu để xem xét, đánh giá đúng thực trạng THPL, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả THPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Do còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm khái niệm nên GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng vấn đề mấu chốt nằm ở việc cần hiểu khái niệm THPL theo nghĩa nào để phù hợp với nhiệm vụ, chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, từ đó mới xác định đúng nghĩa về tổ chức THPL, chủ thể THPL, theo dõi THPL… 

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị Viện Khoa học pháp lý và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi THPL cần tập trung nghiên cứu để giải mã các thuật ngữ, trong đó lưu ý làm rõ các thành tố mục đích; phạm vi; chủ thể, khách thể và phương thức thực hiện. Do còn nhiều cách hiểu khác nhau nên Thứ trưởng cho rằng cần dựa trên nền tảng các quy định của Hiến pháp và đặt trong bối cảnh thực tế hiện nay để lý giải các khái niệm cho phù hợp với hoạt động, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư