Tìm lời giải cho bài toán thiếu cán bộ tư pháp miền núi

Cán bộ tư pháp phường Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc tuyên truyền pháp luật cho người dân. (Ảnh minh họa)
Cán bộ tư pháp phường Trưng Nhị, Phúc Yên, Vĩnh Phúc tuyên truyền pháp luật cho người dân. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Có một thực tế là tại nhiều cơ quan tư pháp hiện nay, nhất là các địa phương miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì lực lượng cán bộ làm công tác tư pháp rất mỏng. Đây là bài toán khó đã tồn tại nhiều năm trong bối cảnh toàn ngành vẫn đang tiếp tục thực hiện chủ trương tinh giản biên chế.

Nhiều nơi chỉ có 2 cán bộ tư pháp/phòng

Theo báo cáo của Sở Tư pháp Cao Bằng, hiện nay tổng số công chức tư pháp cấp huyện là 36 người/13 huyện, thành phố (9 huyện có 3 công chức, 3 huyện, thành phố chỉ có 2 công chức). Số công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã là 309 người/199 xã phường, thị trấn. Trong đó có 206 xã có 2 cán bộ tư pháp - hộ tịch, 3 xã có 3 cán bộ. Còn lại chỉ có 1 cán bộ tư pháp/xã.

Theo Giám đốc Sở Tư pháp Cao Bằng Nông Thanh Khoa, biên chế đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Sở Tư pháp hiện có 32 biên chế hành chính, cấp phòng tư pháp chưa đạt con số 3 biên chế/phòng . Đội ngũ luật sư, công chứng viên thiếu về số lượng và hạn chế về năng lực, trình độ. Trong khi đó, kinh phí cho công tác tư pháp cũng rất hạn chế, nhiều Đề án của ngành, liên ngành không có kinh phí triển khai.

Tương tự ở Bắc Kạn, 8 phòng tư pháp trên địa bàn tỉnh chỉ có 20 công chức. Toàn tỉnh có 187 công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã /122 xã phường, thị trấn (có 70 xã đã bố trí được 2 công chức tư pháp - hộ tịch). Về đội ngũ cán bộ làm pháp chế, chỉ có 1 Phòng Pháp chế thuộc Văn phòng UBND tỉnh, còn lại các sở ngành phần lớn đều kiêm nhiệm. Giám đốc Sở Tư pháp Hồ Thị Kim Ngân cho rằng với đội ngũ công chức tư pháp như ở cấp huyện Bắc Kạn hiện nay là quá mỏng để có thể tổ chức triển khai nhiệm vụ. Do đó, cần quan tâm, kiện toàn đội ngũ công chức ở cấp này.

Tại Lạng Sơn, bức tranh về đội ngũ cán bộ tư pháp có sáng hơn. Cả tỉnh hiện có 40 biên chế/ 11 phòng tư pháp huyện thành phố. Toàn tỉnh có 425 công chức tư pháp - hộ tịch tại 226 xã phường, thị trấn. Như vậy toàn tỉnh đã có gần 91% số xã bố trí được 2 cán bộ tư pháp - hộ tịch. Tuy nhiên, nếu so với mặt bằng chung cả nước, thì số cán bộ tư pháp cấp phòng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn.

Khó khăn của các tỉnh nói trên cũng là những khó khăn chung của nhiều địa phương trong cả nước. Theo thống kê đến cuối năm 2016, tỷ lệ bình quân chung của cả nước là 4,6 cán bộ tư pháp/phòng thì ở miền núi, nhiều nơi chỉ có 2 cán bộ trong khi phải đảm đương 26 nhóm nhiệm vụ. Tương tự, ở cấp cơ sở cán bộ tư pháp - hộ tịch cũng phải đảm trách nhiều công việc khác nhau, thậm chí còn được cắt cử ngồi tại bộ phận “một cửa” nhưng nhiều nơi vẫn chỉ có một người.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

 Với vai trò là bộ quản lý ngành, lĩnh vực, trong thời gian qua Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành nhiều văn bản, đề án hướng dẫn việc kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương, đây là các cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương thực hiện kiện toàn tổ chức, biên chế các cơ quan tư pháp địa phương theo quy định của pháp luật. 

Đối với việc bổ sung và phân bổ biên chế công chức cho các cơ quan tư pháp địa phương, theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định số 21/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định về quản lý biên chế công chức thì việc xây dựng, thẩm định và phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính của địa phương thuộc trách nhiệm của UBND và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức trên địa bàn để xem xét, cân đối từ nguồn biên chế được giao của tỉnh, trên cơ sở đó có kế hoạch, giải pháp cụ thể để bố trí, kiện toàn biên chế của các cơ quan tư pháp địa phương theo quy định của Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV và các văn bản có liên quan. 

Riêng đối với đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã, Bộ Tư pháp cũng rất quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp giúp các địa phương có cơ sở bố trí đủ số lượng công chức tư pháp - hộ tịch nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao như đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc bố trí đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch. Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng đã có nhiều văn bản đề nghị các địa phương quan tâm củng cố, kiện toàn cơ quan tư pháp địa phương, đặc biệt là đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã. 

Trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, Bộ Tư pháp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan tư pháp trên địa bàn, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp trên địa bàn tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu, nhiệm vụ được giao. 

Theo báo cáo tổng kết công tác tư pháp 2016 của Bộ Tư pháp, thực hiện Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV, đến nay đã có 62/63 Sở Tư pháp được ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và thực hiện kiện toàn tổ chức bộ máy của Sở. Cả nước hiện có 710 Phòng Tư pháp, với tổng số 3.282 người (bình quân 4,6 người/một Phòng Tư pháp). Tổng số công chức tư pháp - hộ tịch giúp UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ tư pháp là 18.801 người, trong đó 6.581/11.180 xã, phường, thị trấn đã bố trí từ 02 công chức tư pháp - hộ tịch trở lên (chiếm tỷ lệ 58,8% xã, phường, thị trấn trên cả nước). 

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.