Thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài cần "thông thoáng" hơn?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Để hạn chế tình trạng “trá hình” trong kết hôn với người nước ngoài, cũng như bảo đảm quyền lợi công dân trong nước, Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định/Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau khi triển khai nhiều quy định đã bộc lộ bất cập.
Không cho ủy quyền là khó cho dân
Anh Nguyễn Tuấn Ngọc (ngụ quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) là sinh viên đang du học tại Bồ Đào Nha làm giấy ủy quyền (có xác nhận của đại sứ quán Việt Nam) cho cha mình đang cư trú ở TP.Hồ Chí Minh xin xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. 
Tuy nhiên, khi người cha mang hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối vì theo nghị định 24/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (có hiệu lực từ 15/5/2013) thì việc xác nhận độc thân cho công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài để làm thủ tục kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải do công dân đó trực tiếp nộp hồ sơ.
Không ít những trường hợp như của anh Ngọc, vì lý do bận công việc, học hành, hay điều kiện kinh tế... mà nhiều người không thể trực tiếp về nước xin xác nhận độc thân (điều kiện quan trọng để đăng ký kết hôn). Theo quy định cũ, người không thể trực tiếp đến nộp hồ sơ thì có thể ủy quyền cho người thân của mình đến UBND cấp phường xác nhận. 
Tuy nhiên, với Nghị định 24, người dân phải đến nộp hồ sơ trực tiếp. Quy định này theo nhiều người là không thuận lợi cho dân. Nhất là với những trường hợp vừa ra nước ngoài học tập, sinh sống, làm ăn chưa được bao lâu thì việc buộc họ phải trở về nước xin giấy xác nhận là gây tốn kém, mất thời gian không cần thiết
Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh Lê Thị Bình Minh cho rằng, việc xác nhận độc thân không phải là bí mật đời tư không thể tiết lộ hay có khả năng để lại những hậu quả pháp lý nghiêm trọng, do vậy người thân trong gia đình có thể nhận ủy quyền để đi xin xác nhận thay là phù hợp. Cán bộ hộ tịch chỉ cần căn cứ dữ liệu hộ tịch lưu trữ của địa phương mà xác nhận người đó đã từng đăng ký kết hôn hay chưa.
Cũng theo quy định của Nghị định 24/CP thì trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp.Trong thời hạn 10 ngày, Sở Tư pháp phải thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu.
Với quy định này nhiều ý kiến cho rằng, thực tế thì công dân có hộ khẩu tại địa phương, gia đình sinh sống tại địa phương nên có thể nhờ công an khu vực, tổ dân phố... hỗ trợ UBND phường, xã xác minh thông tin. Tuy nhiên, Nghị định quy định Sở Tư pháp phải thẩm tra, xác minh là không hợp lý, chỉ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, người dân lại mất công chờ đợi (vì các việc xin ý kiến, thẩm tra, xác minh kéo dài đến 14 ngày).Trong khi Nghị định cũng không quy định rõ quy trình cũng như những trường hợp nào thì Sở Tư pháp phải thẩm tra và điều này gây khó khăn cho chính các cơ quan Tư pháp địa phương.
Vẫn phải chờ đợi
Thời gian qua, nhiều vụ việc cô dâu Việt bị hành hung, thậm chí bỏ mạng ở nơi xứ người gây rúng động dư luận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm kịch chính là sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán... của những “người trong cuộc”. 
Thực tế, với nhiều trường hợp, việc kết hôn không dựa trên sự tự nguyện và xuất phát từ tình yêu mà qua người giới thiệu, môi giới bất hợp pháp hoặc với mong muốn xuất ngoại để “đổi đời”. Để tránh những cuộc hôn nhân trá hình, trước đây Nghị định 68, 69/CP đã có những quy định về phỏng vấn trước khi kết hôn, tuy nhiên việc thực hiện quy định này còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng phỏng vấn chỉ là hình thức. 
Khắc phục tình trạng nói trên, Thông tư 22 hướng dẫn Nghị định 24/CP đã quy định rõ những trường hợp bắt buộc phải đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để được tư vấn, hỗ trợ. 
Theo đó, đương sự thuộc một trong các trường hợp sau thì phải đến Trung tâm tư vấn, đó là: hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên; Người nước ngoài kết hôn lần thứ ba hoặc đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam; Hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước.
Cũng theo quy định của Thông tư 22, khi công dân Việt Nam thuộc những trường hợp trên đã đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì sẽ được Trung tâm cấp cho Giấy xác nhận và giấy này bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký kết hôn.
Theo thống kê, hiện cả nước có gần 20 Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân thuộc các Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh, thành đang hoạt động. Khi Nghị định 24 và Thông tư 22 có hiệu lực, các Trung tâm này bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi tên gọi, xin lại giấy phép... tuy nhiên việc này cho đến nay vẫn “đang được tiến hành” và không nhiều Trung tâm đã thực hiện chuyển đổi xong. Điều đó có nghĩa là công dân thuộc những trường hợp nêu trên không còn cách nào khác phải chờ đợi các Trung tâm hoàn tất thủ tục pháp lý để được cấp giấy chứng nhận.
Bên cạnh đó, chỉ với 18 trung tâm (hiện một số tỉnh thành đang có đề nghị lập thêm một số Trung tâm mới) thì vấn đề đặt ra là với những địa phương không có Trung tâm thì giải quyết nhu cầu của người dân ra sao? Không lẽ họ cư trú ở một nơi lại bắt họ phải đến một nơi khác có Trung tâm để xin hỗ trợ, tư vấn và cấp giấy xác nhận? Đây cũng là một vấn đề để các cơ quan quản lý phải tính đến để làm sao người dân không bị làm khó.
Quy định cấp giấy xác nhận của Trung tâm nói trên là quy định mới của Nghị định 24/CP. Khi xây dựng nên những quy định này, chắc chắn các nhà làm luật kỳ vọng nó sẽ là điều kiện then chốt để loại bỏ những cuộc hôn nhân vì mục đích lợi nhuận, đồng thời bảo hộ quyền lợi cho công dân trong nước. 
Tuy nhiên, sau thời gian triển khai chưa lâu song đã xuất hiện những lo ngại khi người đi đăng ký kết hôn bị từ chối ở Sở Tư pháp thì sẽ tìm đến các Trung tâm xin xác nhận để hợp thức hóa hồ sơ. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng để hoạt động của các Trung tâm thực sự lành mạnh, đúng pháp luật thì cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và uốn nắn đối với hoạt động của các trung tâm này.

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.