Tham vấn trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Tham vấn ý kiến đối tượng chịu tác động trước khi ban hành văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL) là một yếu tố quyết định đến “tuổi thọ” và khả năng hòa nhập của văn bản vào cuộc sống. 
Bên lề Hội thảo “Vai trò của doanh nghiệp (DN) trong Luật Ban hành VBQPPL mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tư pháp và Trung tâm Trọng tài quốc tế vừa tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh: “Quy trình ban hành VBQPPL phải bảo đảm làm sao để tất cả các lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của mình”.
Mới lấy ý kiến những DN “thân quen”
Ông đánh giá như thế nào về việc tham vấn DN vào các dự thảo VBQPPL hiện nay, nhất là các VBQPPL liên quan đến hoạt động của DN?
- Việc lấy ý kiến đóng góp của DN mới chỉ tập trung vào những DN “thân quen”, DN thụ hưởng từ những chính sách đó. Còn những DN bị ảnh hưởng lớn thì hoàn toàn không biết hoặc không có cơ hội để thể hiện ý kiến của mình. Điều đó tôi cho rằng chưa phù hợp. Thứ hai, việc tham vấn phải có quy trình đáp ứng đủ thông tin nhưng với số lượng dự thảo rất nhiều như vậy thì rất khó, rất mất thời gian cho DN có thể nắm hết tinh thần của Dự thảo và có ý kiến góp ý. Vì vậy, cần phải có những tóm tắt, những thay đổi trong dự thảo thì việc tham vấn mới có ý nghĩa. Đồng thời, tham vấn là phải tăng cường, tạo điều kiện cho DN tham gia ở mọi quy trình từ khi soạn thảo, thậm chí cho đến khi trình Quốc hội thì các ĐBQH cũng cần có những kênh tham vấn riêng. Minh bạch hóa quy trình là cách thức bảo đảm chất lượng VBQPPL.
Ông có ý kiến như thế nào về đề xuất kiểm soát việc ban hành thông tư của các Bộ trong Dự thảo Luật Ban hành VPQPPL?
- Tình trạng lạm dụng thông tư, ban hành thông tư thì nhiều chuyên gia, DN đã cảnh báo rồi. Tại cuộc họp Ban soạn thảo Luật này, chúng tôi - đại diện cộng đồng DN - đã nêu vấn đề này. DN cho rằng, tình trạng quá lạm dụng thông tư trong ban hành văn bản pháp luật thì triệt tiêu những tác động tích cực của các đạo luật hiện có, mà đó là cách thức mà các Bộ, ngành thường lạm dụng để đưa những ý tưởng, lợi ích của ngành mình vào. Bởi vì quy trình ban hành thông tư hiện hành không được lấy ý kiến rộng rãi như ban hành luật, thẩm định chặt chẽ, nên nhiều vấn đề sợ phản ứng của dự luật thì người ta đưa vào thông tư. Và chất lượng nhiều thông tư thời gian qua đã cho thấy chất lượng chưa tốt, nên ngay tại hội thảo và nhiều diễn đàn khác nhau, các chuyên gia, DN cho rằng, có lẽ hạn chế, hoặc thậm chí không cho phép ban hành thông tư; còn nếu ban hành thông tư thì chỉ hướng dẫn kỹ thuật, hồ sơ chứ không ban hành nội dung QPPL. Tuy nhiên, có thể thấy, trong Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL, quy trình ban hành thông tư đã được công khai hơn như bắt buộc phải tham vấn chuyên gia, DN thì hy vọng sẽ khắc phục được những hạn chế trong ban hành Thông tư hiện nay.
Minh bạch để các nhóm đều được “lên tiếng”
Vậy theo ông, cần phải làm gì để chấm dứt tình trạng đưa lợi ích nhóm vào chính sách, văn bản luật?
- Tôi hiểu lợi ích nhóm rộng hơn, có lợi ích nhóm tốt, có lợi ích nhóm không tốt cho cộng đồng và xã hội. Quan trọng là quy trình văn bản luật phải bảo đảm làm sao để tất cả các lợi ích nhóm bị ảnh hưởng đều được quan tâm, lên tiếng, thể hiện quan điểm của mình. Và cơ quan soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, từ Chính phủ đến Quốc hội đều có thể biết, nghe tiếng nói của các nhóm lợi ích như vậy. Việc ban hành VBQPPL phải dựa trên lợi ích nhóm số đông, lợi ích quốc gia. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải minh bạch hóa vấn đề này, bởi nếu không cẩn thận thì những nhóm lợi ích mạnh, nhóm lớn tiếng thì mới được nghe thấy, còn những nhóm DN nhỏ, nhóm yếu thế, đặc biệt là nhóm của người tiêu dùng thì ít được nghe.  
Trong kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, nhiều DN nói rằng, có nói cũng không biết có được tiếp thu. Theo ông, Dự thảo cần quy định như thế nào để chấm dứt tình trạng này?
- Việc phản hồi là trách nhiệm rất quan trọng, khuyến khích người ta góp ý kiến thì người ta cũng muốn biết có được tiếp thu, tiếp thu đến đâu, ý kiến đó có ai nghe. Tôi nghĩ rằng, phải  lập ra một quy trình, một văn hóa công khai trên trang web, tờ trình để cho biết ý kiến đó có được tiếp thu, vì sao không tiếp thu. Đối với đạo luật quan trọng, văn bản quan trọng thì phải chia ra theo nhóm và giải trình thì không phải là vấn đề quá phức tạp mà không thể không làm được. Tôi cho rằng, đấy là quy trình bắt buộc trong quá tình ban hành VBQPPL và phải được quy định trong Dự thảo Luật này, đó cũng là kiến nghị của VCCI là cần phải phản hồi những góp ý.
Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.