Tăng cường cơ chế tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm của chủ họ và thành viên

Tăng cường cơ chế tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm của chủ họ và thành viên
(PLO) - Hôm qua (5/4), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Trưởng ban soạn thảo đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ) thay thế Nghị định số 144/2006/NĐ-CP. Tại cuộc họp, đa số thành viên nhất trí sự cần thiết quản lý, giám sát họ chặt chẽ hơn, tránh những vụ “bể hụi” hàng chục, hàng trăm tỷ đồng nhưng phải tính toán thật kỹ “mức độ” siết.

Chỉ được làm chủ 2 dây họ

Một trong những định hướng nội dung nhằm tăng cường quản lý, giám sát họ được Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú báo cáo tại cuộc họp là quy định về điều kiện tham gia họ đối với chủ họ, thành viên. Cụ thể, điều kiện với chủ họ bao gồm phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; làm chủ họ không quá 2 dây họ… Việc chủ họ sử dụng tài sản chung vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng để tham gia quan hệ về họ phải tuân thủ các quy định tại Điều 31, Điều 35, Điều 44 và các quy định khác có liên quan của Luật Hôn nhân và Gia đình. Trường hợp dây họ cho các thành viên lập thì chủ họ là người được trên 1/2 thành viên bầu.

Còn đối với thành viên, phải là người từ đủ 15 tuổi và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trường hợp thành viên là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tham gia họ có liên quan đến giao dịch khác về bất động sản, động sản phải đăng ký thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Tương tự như chủ họ, việc thành viên sử dụng tài sản chung vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng để tham gia quan hệ về họ cũng phải tuân thủ các quy định tại Điều 31, Điều 35, Điều 44 và các quy định khác có liên quan của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cũng theo ông Tú, trong quá trình nghiên cứu có tính đến phương án không quy định điều kiện tham gia họ nhằm đảm bảo tuân thủ triệt để nguyên tắc không hạn chế quyền bằng văn bản dưới luật. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, quan hệ họ không đơn giản là mối quan hệ giữa hai cá nhân với nhau mà giữa nhiều cá nhân đan xen lẫn nhau, hành động, ứng xử của cá nhân này ảnh hưởng đến cá nhân khác. Trong nhiều trường hợp chỉ cần một thành viên không đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến đổ vỡ cả dây họ. Vì vậy, phương án có quy định một số điều kiện với chủ họ, thành viên nêu trên sẽ bảo đảm an toàn trong quan hệ của đời sống xã hội. Đồng thời, qua tổng kết Nghị định 144, ông Tú cho biết thường trực Tổ biên tập đưa ra điều kiện chủ họ chỉ được làm chủ 2 dây họ là xuất phát từ đề nghị của rất nhiều địa phương.

Tạo cơ chế để các bên tự kiểm soát 

Rất nhiều ý kiến phát biểu tại cuộc họp bày tỏ sự đồng tình phải tăng cường quản lý, giám sát họ. Bà Lê Thị Thảo (Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) phản ánh thực tế đã có quá nhiều vụ vỡ họ lên tới hàng trăm tỷ đồng, gây nhiều hệ lụy trước mắt, đòi hỏi phải kiểm soát nếu không sẽ không chấm dứt được tình trạng hỗn loạn. Bà Thảo ủng hộ ban hành Nghị định theo hướng siết chặt nhưng đề nghị nên giới hạn mỗi dây họ là bao nhiêu tiền, bao nhiêu thành viên.

Trong khi đó, bà Bùi Thị Thanh Hằng (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) phân tích, hầu hết người tham gia họ là người không có trình độ hiểu biết cao nên cần phải quy định cụ thể, chẳng hạn như thế nào là đủ năng lực hành vi dân sự. Tán thành phải kiểm soát nhưng bà Hằng đề xuất cho các bên có quyền tự do, Nghị định chỉ tạo ra cơ chế để các bên kiểm soát lẫn nhau. Bà Hằng gợi ý cơ chế đó có thể là yêu cầu đăng ký để các bên kiểm soát lẫn nhau, sổ họ do một người khác quản lý chứ không phải chủ họ quản lý… 

Đồng ý với đề xuất của bà Hằng về cơ chế kiểm soát, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng băn khoăn liệu quy định chỉ được làm chủ 2 dây họ có hạn chế quyền không và cần rà soát quy định này. Với một số điều kiện của chủ họ, ông Tụng cho rằng nên “nâng cao” hơn trong trường hợp phải bầu chủ họ, nghĩa là phải được 2/3 thành viên đồng ý và kiến nghị bổ sung một điều kiện là chủ họ phải có khả năng tài chính để chi trả. 

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, bản chất của quan hệ họ là tốt, chỉ do người làm không tốt, dẫn đến biến tướng nên phải có khung pháp lý quản lý, giám sát họ. Thứ trưởng nhất trí nên tăng cường cơ chế tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của chủ họ. Tinh thần chung theo Thứ trưởng là quy định chặt chẽ điều kiện tham gia, nhưng phải tính toán thật cụ thể. Với dự kiến chỉ được làm chủ 2 dây họ, Thứ trưởng cho rằng khó khả thi trong thực tiễn nhưng vẫn cần phải khống chế số dây họ được làm chủ.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.