Rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra mục tiêu cụ thể về nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng, trong đó có hoạt động thi hành án dân sự (THADS) từ 400 ngày xuống 300 ngày trong năm 2017 và dưới 200 ngày đến năm 2020. 

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, tại Việt Nam, thời gian trung bình thực thi phán quyết của tòa án trong năm 2016 là 150 ngày và thời gian phá sản kéo dài đến 5 năm. Thứ hạng của Việt Nam trong khối ASEAN còn khiêm tốn, xếp 6/10 về thời gian thi hành án (THA) và 8/10 trong hiệu quả phá sản doanh nghiệp.

Điều đáng lưu ý là từ năm 2010 đến nay, thời gian THA (150 ngày) tại Việt Nam không có bất cứ thay đổi và cải thiện đáng kể nào. Chính sự kéo dài, trì hoãn trong thực thi công lý dẫn đến thứ hạng còn thấp trong xếp hạng tín nhiệm của các nền kinh tế thế giới. Do đó, một trong những thách thức lớn đang đặt ra đối với công tác THADS hiện nay là việc rút ngắn thời gian tổ chức THA. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như:

Giảm tải các loại văn bản cần thông báo trong THADS: Trong quá trình tổ chức THA, có rất nhiều các loại văn bản cần thông báo cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy chưa có thống kê cụ thể về số lượng các loại văn bản cần thông báo nhưng thực tiễn cho thấy một hồ sơ THADS (01 việc) Chấp hành viên phải tống đạt ít nhất hai loại văn bản là Quyết định THA và giấy triệu tập. Trường hợp chỉ có hai đương sự (01 người phải THA; 01 người được THA) thì ít nhất cũng phải tống đạt bốn văn bản. Việc này sẽ tăng lên khi số đương sự, người liên quan nhiều và tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc. Mặc dù chưa có thống kê chính thức về việc tống đạt của một chấp hành viên là bao nhiêu văn bản trên một năm.

Tuy nhiên, có thể bình quân ở mức thấp nhất cho một Chấp hành viên là khoảng 230 việc (số liệu bình quân của cả nước năm 2018)/01 Chấp hành viên nhân với 04 văn bản (ở mức độ thấp) bằng 920 văn bản/năm (tương đương với số lượng tống đạt là hơn hai văn bản/ngày/Chấp hành viên, chưa trừ ngày lễ, thứ Bảy và Chủ nhật). Như vậy có thể thấy số lượng công việc tống đạt, thông báo cũng đã và đang ở mức báo động. 

Trong điều kiện việc công nghệ thông tin (CNTT) đang được phát triển mạnh mẽ hiện nay, phần lớn người dân đã sử dụng mạng internet, máy tính, điện thoại thông minh,... thì việc đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào thông báo THA là rất cần thiết. Việc quy định thông báo về THADS thông qua ứng dụng CNTT trong Luật THADS sẽ tạo cơ sở pháp lý và điều kiện cho việc đẩy nhanh các thủ tục, rút ngắn thời gian THA.

Theo phản ánh của nhiều cơ quan THADS, quy định về trình tự, thủ tục trong lĩnh vực THADS đang bị hành chính hóa, làm giảm đáng kể hiệu quả công tác THA. Ví dụ, các bước định giá, bán đấu giá hiện nay vẫn còn chiếm nhiều thời gian. Việc xác định mốc “giảm giá bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế” (Điều 104 Luật THADS) là quá dài, nhất là đối với những tài sản có giá trị lớn. Do đó cần quy định khống chế về số lần bán đấu giá, hạ giá tài sản để có thể nhanh chóng giải quyết dứt điểm vụ việc THA.

Đối với các thủ tục hành chính khác, cần cắt giảm thủ tục hành chính và đẩy mạnh cơ chế một cửa trong lĩnh vực THADS như giảm bớt hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu, điều kiện không hợp lý hoặc rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục. 

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và thực hiện các thủ tục THADS. Ngay từ giai đoạn nhận bản án, quyết định từ Tòa án, trọng tài thương mại (như nhận chuyển giao qua phần mềm chuyển giao bản án, quyết định) hoặc bổ sung quy định về hình thức yêu cầu THA trực tuyến, rút ngắn quá trình ra quyết định THA. Khuyến khích thực hiện thanh toán tiền, trả lại tiền, tài sản THA bằng chuyển khoản, ứng dụng CNTT vào công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm sát, giám sát trong THADS; quản lý, xử lý tang vật; quản lý cán bộ THADS; thống kê, báo cáo và quản lý, xử lý dữ liệu về THADS...

Cạnh đó, cần giảm bớt một số loại giấy tờ trong hồ sơ THA. Trong một hồ sơ THA, có rất nhiều giấy tờ phải lưu giữ như: Quyết định THA, bản án, phiếu xác định tiền, tài sản, biên lai, phiếu thu, bảng kê nhập ngân sách, báo cáo đối chiếu kết quả THA, thông báo thi hành xong…v.v. Thời gian để hoàn thiện các loại văn bản, giấy tờ này chiếm rất nhiều thời gian tác nghiệp của Chấp hành viên và lãng phí ngân sách. Do đó nên có sự rà soát lại các loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ và các giấy tờ không cần thiết, hạn chế tối đa việc in ấn, thiết lập văn bản, giảm tải công việc cho Chấp hành viên.

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.