Quan trọng là quyết tâm sửa đổi các quy định mâu thuẫn, chồng chéo

(PLVN) - Chiều 25/9, chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã nêu bật quan điểm trên khi qua công tác rà soát, phát hiện được những mâu thuẫn, chồng chéo trong các văn bản.

Đã rà soát gần 8,8 nghìn văn bản

Thực hiện ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả rà soát VBQPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Theo đó, phạm vi rà soát là các VBQPPL của các cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực (tính đến ngày 30/6/2020), trừ Hiến pháp, trọng tâm là các lĩnh vực pháp luật tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh. 

Cục trưởng Đồng Ngọc Ba trình bày dự thảo Báo cáo.
Cục trưởng Đồng Ngọc Ba trình bày dự thảo Báo cáo. 

Ngoài việc rà soát theo diện rộng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ, đợt rà soát này còn tập trung vào một số chuyên đề như gia nhập thị trường; thực hiện dự án đầu tư; tài chính, thuế; đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản; lao động, việc làm và an sinh xã hội; hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp; kiểm tra chuyên ngành; bổ trợ tư pháp và tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế.

Quá trình rà soát cho thấy, công tác xây dựng VBQPPL thời gian qua đạt kết quả tích cực là chủ yếu. Tuy nhiên, dự thảo Báo cáo đã phát hiện và đưa ra phương án xử lý các quy định pháp luật có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển.

Cụ thể, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Đồng Ngọc Ba cho biết, tổng số văn bản đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, nhóm rà soát của Tổ công tác rà soát là 8.779 văn bản (gồm 249 bộ luật, luật; 43 nghị quyết của Quốc hội; 44 pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; 1.163 nghị định của Chính phủ; 866 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6.414 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ).

Nội dung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn được tổng hợp từ kết quả rà soát của các bộ, cơ quan ngang bộ, các nhóm rà soát của Tổ công tác. Trong đó, tập trung vào 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh như quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; quy định về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư; quy định về tài chính, thuế, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh góp ý hoàn thiện dự thảo Báo cáo.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh góp ý hoàn thiện dự thảo Báo cáo. 

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận vào các nội dung được phản ánh trong dự thảo Báo cáo. Đồng thời, mong mỏi nâng cao được chất lượng ban hành văn bản, lắng nghe ý kiến phản biện của xã hội cũng như đề cao vai trò của Luật Ban hành VBQPPL trong xây dựng, ban hành văn bản để các văn bản khi ban hành phục vụ thiết thực lợi ích lâu dài của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Các bộ cần chủ động xử lý những vướng mắc thuộc thẩm quyền đã được phát hiện

Lắng nghe các ý kiến phát biểu, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh, công tác rà soát thời gian qua đã xử lý nhiều khúc mắc, đợt này tiếp tục rà soát một cách tổng thể (chưa phải là tổng rà soát). Qua rà soát, phát hiện các vấn đề có thể mâu thuẫn, chồng chéo, có thể bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn nhưng cũng nên coi là bình thường trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật. 

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu kết luận cuộc họp.
 Thứ trưởng Phan Chí Hiếu kết luận cuộc họp.

Theo Thứ trưởng Hiếu, hệ thống pháp luật nước ta cần phải thiết lập nhanh để đáp ứng yêu cầu phát triển đặt ra nên có bất cập, tạo ra mâu thuẫn, xung đột là không tránh khỏi. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất là mục tiêu lý tưởng mà nước ta và cả các nước khác cũng hướng tới. Vì vậy không cần quá lo lắng nếu phát hiện ra mâu thuẫn, bất cập bởi quan trọng là cần nhìn thẳng vào vấn đề để quyết tâm sửa đổi.

Về các vấn đề cụ thể, đối với nội dung đưa ra khỏi báo cáo, Thứ trưởng Hiếu cho rằng, phần lớn là hợp lý như quy định về công ty hợp danh chưa gây bức xúc trong thực tiễn. Nghĩa là nhiều nội dung rà soát đúng rồi song cân nhắc kỹ hơn, nếu chưa bức xúc hay quy định trong một số luật mới được Quốc hội thông qua thì có thể đưa ra khỏi báo cáo.

Với nội dung bổ sung, Thứ trưởng Hiếu khẳng định về nguyên tắc đã trình Chính phủ nên không bổ sung quá nhiều vào đây được, rất khó cho khâu xử lý, thẩm tra, phải thực sự chắc chắn là vấn đề lớn mới đưa vào. Hay các nội dung còn có ý kiến khác nhau là đưa hay không đưa vào báo cáo thì cần căn cứ vào kết quả từ các nhóm rà soát của Tổ công tác rà soát. Riêng với các quy định trong thông tư mà phát hiện có vướng mắc thì các bộ cần chủ động xử lý trong thẩm quyền của mình, không đưa quá nhiều vào báo cáo.

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.