Phát triển năng động các mô hình Tủ sách pháp luật

Phát triển năng động các mô hình Tủ sách pháp luật
(PLO) - Thực tiễn cho thấy các địa phương đã xây dựng nhiều mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn. Điều này không chỉ thể hiện sự năng động của địa phương trong việc phát triển Tủ sách pháp luật (TSPL) mà còn thiết thực đưa Quyêt đi ́ nh sô ̣ 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng ́ Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác TSPL đi vào cuộc sống.

Phong phú và đa dạng 

Mô hình Tủ sách/ngăn sách pháp luật được 45 địa phương phát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau như: “Quán cà phê pháp luật” tại Cần Thơ (có 118 điểm), An Giang, Quảng Nam, TP HCM, Phú Yên; mô hình Túi sách pháp luật/ngăn sách pháp luật tại các ấp, khóm, thôn, bản, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư, chi, hội ở nhiều địa phương phát triển mạnh (như TP Hà Nội có 1.419 túi/ngăn sách; Vĩnh Long: 1214; Bắc Kạn: hơn 1000; Thanh Hóa: 825; Nghệ An: 410; Bến Tre: 385; Cà Mau: 376; Bình Phước: 315; tại xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện (Hải Dương) 100% số thôn có TSPL, UBND xã có thư viện riêng để nhân dân đến đọc sách…). 

Nhiều tủ sách/giỏ sách/ngăn sách/túi sách/kệ sách/cặp sách pháp luật đặt tại các điểm Bưu điện - Văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, làng, trường học, các điểm chùa/cơ sở tôn giáo, đồn biên phòng, khu nhà trọ của công nhân lao động, tiệm cắt tóc, quán nước... để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ở cơ sở. Nổi bật là Bình Dương có 1.503 giỏ sách pháp luật tại khu nhà trọ, nơi đông dân cư và giao cho chủ nhà trọ phối hợp bảo quản; ở Thanh Hóa có 220, Lạng Sơn có 137, Cà Mau có 67 tủ sách ở các điểm bưu điện văn hóa xã... 

Một số địa phương còn sáng tạo, xây dựng “Tủ sách dòng họ” (Thái Bình, Bà Rịa — Vũng Tàu…); Túi sách pháp luật cho Tổ hòa giải ở cơ sở (Phú Yên, Thanh Hóa…). Tại Nghệ An còn có mô hình TSPL gia đình do 2 cá nhân đầu tư xây dựng với hơn 2.000 đầu sách pháp luật. Đặc biệt, ở huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), người dân còn lập ra thư viện Đặng Huỳnh, trong đó có nhiều sách pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân địa phương... 

Ngoài hệ thống TSPL được xây dựng, quản lý theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg, trên địa bàn cấp xã còn tồn tại nhiều loại hình Tủ sách khác như Tủ sách của cấp ủy Đảng theo Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn (Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật quản lý); bộ phận sách, báo tại điểm Bưu điện — Văn hóa xã (ngành Thông tin và Truyền thông quản lý); sách, tài liệu của Thư viện cấp xã (ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý); sách, báo tại Trung tâm học tập cộng đồng (ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý); các Tủ sách mang tính tự quản cộng đồng (Tủ sách thôn, làng, ấp, đình, chùa, tổ hòa giải, khu nhà trọ công nhân...).

Đối với TSPL tại cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhà trường và cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân (gọi chung là TSPL ở cơ quan, đơn vị), năm 2009, cả nước xây dựng được 24.075 TSPL. Đến nay, theo số liệu Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố, cả nước có 60.308 TSPL ở cơ quan, đơn vị. Sự phát triển của TSPL ở cơ quan, đơn vị cho thấy sự cần thiết của mô hình này, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, hiệu quả công tác, lao động, học tập của đối tượng sử dụng, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, chỉ đạo, điều hành theo pháp luật. 

Vẫn là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả 

Qua khảo sát của Bộ Tư pháp cho thấy, địa điểm, vị trí của TSPL đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 06/2010/QĐ- TTg và tương đối phù hợp, thuận tiện với địa bàn. TSPL cấp xã phần lớn được đặt tại Phòng tiếp dân, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phòng thủ tục hành chính “một cửa”; Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị chủ yếu đặt tại văn phòng, phòng hành chính, phòng họp, thư viện, phòng pháp chế, phòng nghiệp vụ... của cơ quan, đơn vị. Có nơi đặt tại tiền sảnh cơ quan (Đắk Nông) hoặc nhà ăn của doanh nghiệp (Bến Tre) để thuận tiện cho người đọc.

Nhằm làm phong phú nguồn sách, tăng hiệu quả hoạt động Tủ sách, phục vụ tốt hơn người đọc, các địa phương đã chỉ đạo triển khai luân chuyển sách, tài liệu giữa TSPL cấp xã với điểm Bưu điện — Văn hóa xã, Thư viện cấp xã, Trung tâm học tập cộng đồng, Tủ sách đồn biên phòng…

Sở Tư pháp tỉnh Hòa Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn, Kế hoạch, Quy chế luân chuyển sách pháp luật giữa TSPL cấp xã với điểm Bưu điện - Văn hóa xã và giữa TSPL cấp xã với Trung tâm học tập cộng đồng. Thư viện tỉnh Bình Dương đã luân chuyển sách tới 14 cơ quan, ban, ngành ngoài Thư viện. Long An có sáng kiến mở rộng luân chuyển đến Thư viện cấp huyện. Nhiều địa phương thực hiện luân chuyển sách từ TSPL đến Thư viện hoặc điểm Bưu điện — Văn hóa xã và ngược lại định kỳ hàng quý, 6 tháng, 01 năm.

Đây đều là những cách thức xây dựng, quản lý, khai thác mô hình TSPL xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện của từng địa bàn và thuận lợi, dễ dàng trong việc tiếp cận nên được người dân quan tâm, hưởng ứng với mức độ cao. Điều đó thể hiện sự năng động, nhạy bén của chính quyền địa phương và chứng minh thực tế TSPL nếu được xây dựng, khai thác với mô hình phù hợp thì vẫn là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư