Phải thu hồi tài sản không rõ nguồn gốc

Cần cơ quan chuyên ngành quản lý thông tin kê khai tài sản, thu nhập
Cần cơ quan chuyên ngành quản lý thông tin kê khai tài sản, thu nhập
(PLO) - Hiện chế tài mới chỉ tập trung xử lý hành chính với các vi phạm về thời hạn trong việc tổ chức kê khai, công khai, tổng hợp, báo cáo về minh bạch tài sản, thu nhập mà “chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp không tuân thủ, cố tình che dấu, khai man hoặc tẩu tán tài sản.

Sáng nay (29/12), Thanh tra Chính phủ với sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện đề án cơ sở dữ liệu về minh bạch tài sản, thu nhập.

Làm nhiều nhưng chưa được bao nhiêu

Ông Ngô Hùng Sơn – Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, minh bạch tài sản, thu nhập (MBTSTN) của cán bộ, công chức, viên chức(CBCCVC) là một biện pháp phòng ngừa tham nhũng quan trọng. Qua 10 năm thực hiện đã có hơn 5,5 triệu lượt người MBTSTN.

Tuy nhiên số lượng bản kê khai quá lớn, được lưu giữ tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị trên toàn quốc, không có sự liên thông, số lượng bản kê được xác minh chiếm tỷ lệ thấp, số người bị phát hiện vi phạm các quy định về MBTSTN còn thấp nên MBTSTN vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Thống kê từ năm 2007-2014 cho thấy, với gần 1,4 triệu bản kê khai, nhưng mới xác minh được 2.632 bản và xử lý kỷ luật được 18 trường hợp kê khai không trung thực. Riêng năm 2014, kê khai hơn 1 triệu bản, xác minh được 1.225 bản và xử lý kỷ luật được 03 trường hợp kê khai không trung thực.

Theo Thanh tra Chính phủ, hệ thống pháp luật về MBTSTN chưa hoàn thiện, chế tài để xử lý các trường hợp sai phạm liên quan đến hoạt động MBTSTN của CBCCVC còn chưa đủ mạnh, chưa xem việc công khai minh bạch bản kê khai TSTN là biện pháp nhằm hạn chế các sai phạm trong kê khai…

Hiện chế tài mới chỉ tập trung xử lý hành chính với các vi phạm về thời hạn trong việc tổ chức kê khai, công khai, tổng hợp, báo cáo về MBTSTN mà “chưa đủ sức răn đe đối với các trường hợp không tuân thủ, cố tình che dấu, khai man hoặc tẩu tán tài sản.

Theo ông Ngô Hùng Sơn, cần quy định xử lý hình sự đối với hành vi gian dối trong kê khai, đề xuất truy thu thuế thu nhập đối với TSTN phát sinh, đề xuất thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc.

Không ai quản thông tin MBTSTN

Bên cạnh đó, chưa có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát tài sản, thu nhập trên toàn quốc nên MBTSTN rơi vào tình trạng “không ai quản”.

Với mục tiêu, việc MBTSTN vừa ngăn ngừa xung đột lợi ích, vừa phát hiện làm giàu bất chính để phòng và ngăn chặn hành vi tham nhũng, ông Phí Ngọc Tuyển - Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh cần xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm thu thập quản lý và tổng hợp thông tin về kê khai, MBTSTN của CBCCVC trên toàn quốc để không còn tình trạng nhiều đầu mối nắm giữ thông tin MBTSTN nhưng không đơn vị nào chịu trách nhiệm chính khiến việc kê khai chỉ mang tính hình thức…

Tổ công tác xây dựng Đề án kiến nghị giao Thanh tra Chính phủ là cơ quan quản lý hệ thống dữ liệu quốc gia về kê khai MBTSTN. Hệ thống gồm 2 cấp: dữ liệu TƯ và dữ liệu địa phương (do Thanh tra cấp tỉnh quản lý). Cùng với đó là thành lập cơ quan chuyên trách về công tác MBTSTN theo mô hình "vừa phân tán, vừa tập trung" để chủ động kiểm soát nguồn gốc, dòng TSTN bất hợp pháp thông qua quản lý về MBTSTN

Tuy nhiên, theo đại diện một số Thanh tra tỉnh, để tăng hiệu quả MBTSTN, quan trọng là phải thu hẹp đối tượng kê khai đối với những người có chức vụ, có thẩm quyền “ký tên đóng dấu” ở cơ quan. Đồng thời, phải tính đến thời gian kê khai phù hợp, không thể định kỳ hàng năm vì với đa số đối tượng kê khai, một năm khó có biến động về TSTN để kê khai. Đặc biệt, phải tính đến việc kiểm soát được thu nhập của người thuộc diện kê khai khi “chúng ta vẫn đang theo nền kinh tế tiền mặt”.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.