Phải đảm bảo tính thực chất trong hòa giải ở cơ sở

Phải đảm bảo tính thực chất trong hòa giải ở cơ sở
(PLO) - Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở do UBND thành phố Hà Nội tổ chức vào chiều qua (30/3). Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương cùng hơn 100 hòa giải viên tiêu biểu ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cùng tham dự.

Tỷ lệ hòa giải thành công đạt hơn 80%

Báo cáo kết quả sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Hồ Xuân Hương nêu rõ, thành phố hiện nay có 5.489 tổ hòa giải với 34.430 hòa giải viên. Kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, đồng thời nâng cao được hiệu quả, chất lượng hòa giải. 

Công tác tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên được thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm triển khai thực hiện. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đã trực tiếp tổ chức 40 hội nghị tập huấn cho gần 12.000 hòa giải viên ở cơ sở, cán bộ tư pháp trên toàn địa bàn và tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật như “Hòa giải viên giỏi”, “Tìm hiểu luật xử lý vi phạm hành chính”, “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”… Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín, giúp phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả. 

Kinh phí hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở đã được thành phố quan tâm và đầu tư hơn. Trong 3 năm, thành phố đã phát miễn phí gần 20 triệu cuốn sách hỏi – đáp, tờ gấp pháp luật, đồng thời biên soạn, in ấn phát hành nhiều tài liệu khác cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp, tỷ lệ hòa giải thành công của thành phố trong 3 năm đã đạt 80,6%.

Có thể nói, vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội đang ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Qua đó, đã góp phần to lớn vào việc củng cố đoàn kết nhân dân, ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, giảm bớt những vụ việc đưa ra cơ quan xét xử, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho Nhà nước và nhân dân.

Bên cạnh những kết quả tích cực đó, trong quá trình triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở vẫn còn một số vướng mắc như chưa quy định nguồn kinh phí để chi cho công tác hòa giải nên việc bố trí kinh phí cho công tác này còn gặp nhiều lúng túng. Luật cũng chưa quy định về giá trị pháp lý của kết quả hòa giải, vì vậy có những trường hợp sau khi hòa giải thành công, các bên không thực hiện những nội dung đã cam kết trong biên bản hòa giải dẫn đến việc giải quyết các khiếu kiện của chính quyền gặp khó khăn. 

Mặc dù đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở rất nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm và uy tín trong cộng đồng nhưng chủ yếu là các bác cao tuổi nên cũng còn nhiều hạn chế về sức khỏe, nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật mới. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với công tác hòa giải có lúc, có nơi chưa được thường xuyên nên chưa thực sự phát huy được hiệu quả công tác này.

Hòa giải phải thực chất

Ghi nhận và biểu dương những kết quả mà thành phố đã đạt được trong thời gian qua, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu khẳng định Luật hòa giải ở cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết những mâu thuẫn tranh chấp nhỏ trong đời sống của nhân dân, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu nại cũng như những tranh chấp phát sinh thành điểm nóng, phức tạp, góp phần tăng cường được khối đại đoàn kết toàn dân.

Để công tác này ngày càng đạt hiệu quả, Thứ trưởng đề nghị thành phố Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh việc quán triệt, phổ biến các quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của công tác này. Cùng với đó, cần tích cực, chủ động tham mưu cho các cấp ủy chính quyền, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác hòa giải ở cơ sở.

Chính quyền các cấp cần quan tâm rà soát, củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải để phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; xây dựng đội ngũ hòa giải viên tận tình, trách nhiệm, uy tín; có các chính sách thu hút đội ngũ luật sư tham gia vào các tổ hòa giải; tăng cường tập huấn để không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên.

Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh phải áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, đảm bảo tính thực chất của công tác hòa giải; gắn chặt công tác này với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở phải được thực hiện thường xuyên, thực chất; kịp thời khen thưởng các cá nhân, gương sáng điển hình trong lĩnh vực này.

Khẳng định Hà Nội là một trong những điểm sáng của cả nước trong triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở với nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, Thứ trưởng hy vọng thành phố sẽ tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được đồng thời áp dụng đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để việc thi hành, áp dụng Luật trong thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn. Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã trao Bằng khen cho 24 tập thể, 32 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.