Những “dấu son” trong lịch sử đào tạo nghề luật sư ở Học viện Tư pháp

Những “dấu son” trong lịch sử đào tạo nghề luật sư ở Học viện Tư pháp
(PLVN) -Với vị thế và hình ảnh của Khoa đào tạo Luật sư – Học viện Tư pháp trong chặng đường 15 năm phát triển là sự tích lũy những thành quả truyền thống của các thế hệ thầy cô giáo, viên chức, người lao động và các thế hệ học viên trong suốt 15 năm thành lập Khoa. Giá trị truyền thống to lớn và vẻ vang này cần được trân trọng, gìn giữ phát huy và nâng lên một tầm cao mới.

Đa dạng hóa hoạt động đào tạo nghề luật sư

Khoa Đào tạo Luật sư được thành lập theo Quyết định số 295/QĐ-GĐ ngày 22/9/2004 của Giám đốc Học viện Tư pháp, theo đó Khoa Đào tạo Luật sư là đơn vị chuyên môn thuộc Học viện Tư pháp. Hiện nay, đội ngũ viên chức, người lao động của Khoa có 20 người, gồm 01 Trưởng khoa, 02 Phó Trưởng khoa, 15 giảng viên, 02 trợ lý khoa. Tất cả giảng viên đều có trình độ chuyên môn từ thạc sỹ trở lên, trong đó có 01 PGS.TS – Giảng viên cao cấp; 08 giảng viên có trình độ Tiến sỹ, 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh. 

Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, Khoa đào tạo Luật sư đã ghi tên mình vào trang sử hào hùng của ngành Tư pháp, Học viện Tư pháp bằng những mốc son đáng nhớ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp cải cách tư pháp, xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015 – 2020, Khoa Đào tạo Luật sư có những thành tích xuất sắc nổi bật trong công tác đào tạo nghề luật sư, góp phần vào thành tích chung của Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp và Ngành Tư pháp. 

 

Cụ thể, về công tác phát triển đội ngũ cán bộ, Khoa đã chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, cũng như giảng viên thỉnh giảng. Hiện nay, đội ngũ viên chức, người lao động cơ hữu của Khoa có 20 cán bộ, giảng viên và có sự tham gia của 160 giảng viên thỉnh giảng. Các giảng viên thỉnh giảng đều là những giảng viên có uy tín, kinh nghiệm nghề nghiệp. Các bộ môn thuộc khoa thường xuyên duy trì các buổi họp chuyên môn, tọa đàm, trao đổi thống nhất chuyên môn và tập huấn phương pháp sư phạm. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa đạt hiệu quả. 

Về công tác giảng dạy, Khoa Đào tạo Luật sư đã tham gia vào hoạt động đào tạo, giảng dạy nghề luật sư thành công, được đánh giá cao. Đặc biệt, trong năm 2019, Học viện Tư pháp đã mở lớp đào tạo nghề luật sư chất lượng cao với 40 học viên thí điểm. Các học viên lớp chất lượng cao được học theo phương pháp mới, cách tiếp cận mới trong hoạt động đào tạo nghề luật sư và chất lượng giảng dạy được học viên đánh giá cao. Tính đến tháng 6 năm 2020, mặc dù vướng dịch Covid-19 nhưng Học viện tư pháp đã mở các lớp đào tạo nghề luật sư tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương như Lâm Đồng, Đak Lak, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng… với  hơn 1.000  học viên. 

Số liệu thống kê qua các năm cho thấy, hoạt động đào tạo nghề luật sư đã được đa dạng hóa và ngày càng mở rộng với các chương trình đào tạo nghề luật sư, hình thức tổ chức dạy - học; liên kết đào tạo ở nhiều tỉnh thành trong toàn quốc. Đây là minh chứng cho việc triển khai thành công các chương trình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật phục vụ cho công cuộc cải cách tư pháp và nhu cầu cấp thiết của xã hội. Với kết quả đào tạo này đã góp phần đặc biệt quan trọng tạo nguồn nhân lực tư pháp, nền tảng thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp.

Tạo nên sự thay đổi về “chất”

Năm 2019 là năm đánh “dấu son” trong lịch sử đào tạo nghề luật sư ở Học viện Tư pháp với sự kiện triển khai song hành chương trình đào tạo nghề luật sư truyền thống, chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế, chương trình đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư với việc thí điểm triển khai thực hiện chương trình chi tiết đào tạo nghề luật sư chất lượng cao. Chương trình đào tạo nghề luật sư ngày được xây dựng hoàn thiện, hiện đại, công bố rõ ràng về chuẩn đầu ra, phân định khối kiến thức cần biết, phải biết, nên biết; bảo đảm được tính liên thông, thuận tiện cho việc tổ chức dạy - học, có tính đến đặc thù ở từng địa phương mở lớp, phát huy tốt nhất khả năng của người học. 

Thành công trong việc xây dựng chương trình đào tạo nghề luật sư chất lượng cao nhằm triển khai thí điểm các lớp đào tạo nghề luật sư chất lượng cao để tạo nên sự thay đổi về chất trong sản phẩm đào tạo, thông qua thi tuyển đầu vào, bố trí giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy; tổ chức lớp học nhóm nhỏ, trang thiết bị phòng học, thực hành nghề luật sư đầy đủ, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện định hướng của Học viện Tư pháp sẽ triển khai đồng loạt mô hình đào tạo này cho tất cả các chương trình đào tạo của Học viện Tư pháp. Hoạt động nghiên cứu khoa học này có giá trị ứng dụng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam.

Từ năm 2015 đến 2019 Khoa đào tạo Luật sư đều đạt được danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp năm 2015 và 2017; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2019.  

Đọc thêm

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Tiền Giang: Thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
(PLVN) - Sáng ngày 15/3, Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Tiền Giang đã phối hợp các cơ quan ban, ngành liên quan thực hiện cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại số nhà 41 (nay là 218) đường Ấp Bắc, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhằm thi hành bản án đã có hiệu lực.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tuyển 2.500 chỉ tiêu trong năm 2024
(PLVN) - Để bảo đảm sự ổn định trong việc tuyển sinh trình độ đại học năm 2024, Trường Đại học Luật Hà Nội xây dựng Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024 trên nguyên tắc về cơ bản không có nhiều khác biệt so với Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2023.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm công tác thu hồi tài sản cho Nhà nước

Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”
(PLVN) -  Sáng 14/3, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự của Việt Nam - kinh nghiệm từ Vương Quốc Anh”.

Bộ Tư pháp: Tăng cường chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí

Quang cảnh hội nghị
(PLVN) -Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Sơ kết Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch số 156-KH/BTGTW ngày 14/6/2022 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong giai đoạn hiện nay và triển khai Kế hoạch công tác truyền thông về hoạt động của Bộ, ngành tư pháp năm 2024.

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Trao đổi kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Hội thảo nhằm nâng cao năng lực và thông tin cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, các tổ chức, hiệp hội có liên quan về Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023-2027.

Vĩnh Phúc: Trợ giúp pháp lý đồng hành cùng người yếu thế

Hình ảnh truyền thông tại UBND xã Tiên Lữ, tỉnh Vĩnh Phúc.
(PLVN) -Ngày 29/7/1998, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 1926/QĐ-UB ngày 29/7/1998 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đây, chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) được triển khai ngày càng sâu rộng trên địa bàn tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho đông đảo người nghèo, người khuyết tật, các đối tượng chính sách và các đối tượng khác trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật

Tăng cường phối hợp trong truyền thông chính sách pháp luật
(PLVN) - Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông). Việc ký kết sẽ đánh dấu bước phát triển mới trong công tác phối hợp giữa các đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như của hai Bộ, ngành.

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc

Tư pháp Đồng Tháp “thay cách nghĩ, đổi cách làm” nâng cao hiệu quả công việc
(PLVN) -  Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, ngành tư pháp Đồng Tháp luôn nỗ lực, chung sức, chung lòng hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Bộ và lãnh đạo tỉnh giao phó. Đặc biệt, không ngừng khẳng định vị thế công tác tư pháp trong nhận thức của cán bộ, người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để hiểu rõ hơn về những thành tựu này, chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Lê Thị Hồng Phượng – Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức thành công các hoạt động thiện nguyện tại tỉnh Lạng Sơn
(PLVN) - Thực hiện Kế hoạch Tổ chức các hoạt động thiện nguyện nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex và Công ty TNHH điện tử thông minh TCL tổ chức Chương trình thiện nguyện tại Trạm ra đa 31, Trung đoàn 291, Sư đoàn 365, Quân chủng Phòng không – Không quân và tại Ủy ban nhân dân xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.