Nhiều kết luận giám định khác nhau: Sử dụng kết quả nào?

(PLVN) -Một trong những vấn đề phức tạp của giám định tư pháp hiện nay là trường hợp có nhiều kết luận giám định khác nhau trong cùng một vụ án thì kết quả nào sẽ được sử dụng?

Theo quy định tại Điều 211,  Bộ luật Tố tụng hình sự thì việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện….Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp. 

Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định có liên quan đến giám định tư pháp lại chưa quy định trong trường hợp có nhiều kết luận giám định khác nhau thì kết quả của lần giám định nào sẽ là kết quả chính thức được sử dụng trong việc giải quyết vụ án, điều này gây khó khăn trong hoạt động tố tụng. 

Thực tiễn cho thấy, trong nhiều vụ án, cơ quan chức năng phải giám định lại nhiều lần với kết quả khác nhau, kết luận giám định tư pháp ở một số trường hợp chưa thực sự chính xác, khách quan, thậm chí mâu thuẫn, gây khó khăn cho cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Việc lựa chọn kết quả giám định nào cho quá trình giải quyết vụ án là một vấn đề cực kỳ phức tạp.

Về vấn đề này, theo Bộ Tư pháp, quy định của Luật Giám định tư pháp thì các cơ quan giám định tư pháp là độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định, không có quy định cơ quan giám định ở cấp nào là cao hơn, vì kết luận giám định tư pháp mang tính khoa học, là một trong những nguồn chứng cứ được thu thập theo thủ tục luật định, làm căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền xem xét, đánh giá và quyết định khi giải quyết vụ án. 

 Vì vậy, không nên đặt ra yêu cầu xác định “kết luận giám định cuối cùng”, vì không thể coi kết luận giám định của một cấp nào đó là tuyệt đối đúng, mà trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần xem xét, đánh giá cùng với các nguồn chứng cứ khác. Trường hợp có mâu thuẫn về kết luận giám định, trong trường hợp cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng quyết định trưng cầu giám định lại. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ chung của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Luật Giám định tư pháp đã có quy định (Điều 30) nhằm hạn chế việc giám định nhiều lần và có “điểm dừng”, theo đó, nếu vụ việc đã được Hội đồng giám định lại lần thứ hai thì không giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định. Đồng thời theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì: Kết luận giám định lại trong trường hợp do Hội đồng giám định thực hiện trong trường hợp đặc biệt được sử dụng để giải quyết vụ án.

Liên quan đến chế tài xử lý đối với trường hợp kéo dài việc giám định, xử lý giám định viên làm không đúng, không đầy đủ trách nhiệm khi thực hiện hoạt động giám định, Luật Giám định tư pháp đã có một số quy định có tính chất xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức được trưng cầu thực hiện giám định trong việc tiếp nhận và thực hiện giám định; cấm việc cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định ; quy định nghĩa vụ của người giám định trong việc thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu. Tương ứng với các quy định nêu trên, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm. Tùy tính chất, mức độ vi phạm người giám định có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 383 Bộ luật hình sự về tội từ chối kết luận giám định. 

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.