Người đam mê “tin học hóa” ngành Thi hành án

 Năm 2010, anh Nguyễn Thành Nhơn, Cán bộ kỹ thuật Cục Thi hành án dân sự (THADS) Bình Dương là nhân vật trong câu chuyện “Giải pháp hữu ích cho chấp hành viên”, đoạt giải nhì cuộc thi “Gương sáng tư pháp” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. Niềm say mê tin học cộng với sự thấu hiểu và sẻ chia khó khăn của đồng nghiệp tiếp tục là động lực để anh ngày đêm miệt mài “click chuột” cho ra đời hàng loạt phầm mềm tiện ích phục vụ công tác quản lý THADS.

Năm 2010, anh Nguyễn Thành Nhơn, Cán bộ kỹ thuật Cục Thi hành án dân sự (THADS) Bình Dương là nhân vật trong câu chuyện “Giải pháp hữu ích cho chấp hành viên”, đoạt giải nhì cuộc thi “Gương sáng tư pháp” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức. Niềm say mê tin học cộng với sự thấu hiểu và sẻ chia khó khăn của đồng nghiệp tiếp tục là động lực để anh ngày đêm miệt mài “click chuột” cho ra đời hàng loạt phầm mềm tiện ích phục vụ công tác quản lý THADS.

Anh Nguyễn Thành Nhơn bên phần mềm Quản lý nhân sự  mới hoàn thành
Anh Nguyễn Thành Nhơn bên phần mềm Quản lý nhân sự mới hoàn thành

Lãnh đạo “đặt hàng” sáng chế

Một ngày cuối tháng 6, anh Nhơn hồ hởi báo tin với chúng tôi: “Anh vừa hoàn thành phần mềm Quản lý nhân sự cho ngành THADS. Phần mềm đang được Cục THADS Bình Dương triển khai, tiện lắm”. Đến gặp anh Nhơn, chúng tôi mới thấy thành quả sáng tạo của anh không chỉ dừng lại ở đó.

Tương tự như “Phần mềm thống kê án”, “Phần mềm Quản lý nhân sự” ra đời khiến cán bộ tổ chức của Cục THADS Bình Dương “nhẹ cả người”. Thay vì phải lục lọi sổ sách, hồ sơ thống kê và sao chép hoàn toàn thủ công như trước đây, với phần mềm này, cán bộ tổ chức chỉ cần ngồi “nhấp chuột”, là một bản danh sách hoàn chỉnh thông tin sẽ hiện ra. Không dừng lại ở việc thống kê nhân sự, phầm mềm của anh Nhơn còn giúp quản lý nhân sự của cả ngành một cách chi tiết theo phân loại như: lí lịch; danh sách của cán bộ công chức theo chức vụ, giới tính, theo Đảng, Đoàn, năm sinh, thâm niên...

Theo đó, việc thống kê được thực hiện ở trên phạm vi toàn tỉnh Bình Dương và trong từng đơn vị. Chưa hết, phần mềm còn khiến việc theo dõi quá trình công tác, quá trình đào tạo, tính lương phụ cấp, xét khen thưởng… của từng cá nhân, thuận tiện gấp nhiều lần.

Ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Cục THADS Bình Dương bộc bạch: “Nghe cán bộ tổ chức “than” vất vả trong kiểm tra, thống kê nhân sự mỗi khi có nhu cầu, lại biết anh Nhơn là người có nhiều sáng kiến, tôi “đặt hàng” nhờ Nhơn “sáng chế” ra cái gì đó để công tác quản lý nhân sự gọn nhẹ hơn’.

Ông Hoành tâm sự thật: “Tôi “hứa liều” với chị em Phòng Tổ chức là sẽ khiến công việc nhân sự dễ dàng hơn vì tin Nhơn sẽ làm được. Cuối cùng tôi thở phào nhẹ nhõm, Nhơn đã thực hiện thành công “Phần mềm quản lý nhân sự”, đồng nghiệp ai cũng chúc mừng. Điều đáng khen là một báo cáo thống kê nhân sự nếu làm “thủ công” trước đây mất hơn nửa buổi, bây giờ chỉ cần vài phút, quả là tiện ích”.

Nuôi dưỡng ước mơ

Anh Nhơn bộc bạch, trước khi hoàn thành phần mềm này, anh dành hai ngày  để “tin học hóa” các báo cáo, rà soát, phân loại hồ sơ theo năm, theo công văn yêu cầu của Bộ... Trước đây, việc báo cáo này mất rất nhiều thời gian, là một công việc khiến cán bộ “ngán ngẩm”, vì phải lục lại hồ sơ, xem xét và cả… cộng trừ trên giấy, tốn nhiều thời gian và thường gặp sai sót. Phần mềm ra đời, cán bộ chỉ cần nhập số liệu, chương trình sẽ tự động phân loại theo năm, hoàn toàn chính xác và nhanh chóng. Hoàn tất, anh Nhơn “mail” cho các huyện và triển khai.

Với sáng kiến này, anh Nhơn đã nhận được sự hoan nghênh hết mình của đồng nghiệp trên toàn tỉnh, và được đề xuất khen thưởng. Ngoài ra, những sáng kiến nho nhỏ kiểu như “thiết kế” lại danh sách biểu mẫu mà Bộ gửi vào cho cụ thể, rõ ràng và tiện dụng… là việc “thường làm” đối với cán bộ kĩ thuật này.

Anh Nhơn còn “bật mí” hiện anh đang thực hiện hai phần mềm mới, đó là “Phần mềm quản lý công văn” và “Phần mềm Quản lý kho lưu trữ”. “Phần mền quản lý công văn” sẽ giúp phân loại công văn đến - đi, cấp tỉnh, cấp Trung ương… Còn “Phần mềm Quản lý kho lưu trữ” là cả một dự án lớn, theo anh Nhơn dự tính sẽ hao tốn khá nhiều thời gian, công sức mới có thể hoàn thành.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Cục trưởng Cục THA Bình Dương nhấn mạnh: “Việc ra đời các phần mềm thống kê, quản lý nhân sự, và nhất là dự tính của anh Nhơn về quản lý kho lưu trữ là rất cần thiết và đáng hoan nghênh. Những sáng kiến trên đáp ứng được nhu cầu trong tình hình mới, góp phần giúp công tác của Cục thêm vững vàng. Lãnh đạo Cục rất trân trọng, khuyến khích, động viên anh Nhơn và các cán bộ, công chức khác của Cục sáng tạo, đóng góp trí tuệ của mình vào sự phát triển chung của Ngành”.

Ngọc Mai - Phong Trần

Đọc thêm

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận chăm sóc thay thế, nhận nuôi con nuôi

Quang cảnh cuộc họp
(PLVN) -Chiều 21/3, Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi.