Ngành tư pháp ra quân đầu năm: Khẩn trương gỡ những ách tắc

Hôm nay (30/1), cùng với cả nước, ngành Tư pháp bước vào ngày làm việc đầu tiên của năm mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Năm 2012, kinh tế vẫn được dự báo chưa thoát khỏi khó khăn, trong bối cảnh chung đó ngành Tư pháp cũng chịu nhiều tác động, đòi hỏi mỗi cán bộ viên chức nỗ lực nhiều hơn năm cũ.

Hôm nay (30/1), cùng với cả nước, ngành Tư pháp bước vào ngày làm việc đầu tiên của năm mới sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày. Năm 2012, kinh tế vẫn được dự báo chưa thoát khỏi khó khăn, trong bối cảnh chung đó ngành Tư pháp cũng chịu nhiều tác động, đòi hỏi mỗi cán bộ viên chức nỗ lực nhiều hơn năm cũ.

Mọi công việc liên quan đến dân rất cần sự nghiêm túc, khẩn  trương. Trong ảnh: Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu chỉ đạo Hội  nghị triển khai công tác tư pháp năm 2012
Mọi công việc liên quan đến dân rất cần sự nghiêm túc, khẩn trương. Trong ảnh: Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác tư pháp năm 2012

Vui xuân không quên nhiệm vụ

Năm nào cũng vậy, ngày đầu tiên đi làm, lãnh đạo Bộ Tư pháp sẽ có cuộc gặp mặt với tất cả cán bộ viên chức của Bộ để nói lời chúc mừng năm mới. Trong không khí ấm áp, rộn ràng của một năm mới, mọi người như xích lại gần nhau với biết bao điều sẻ chia, kỳ vọng, chúc tụng, thăm hỏi…Nhưng giờ phút ngắn ngủi ấy cũng qua nhanh. Còn lại là bộn bề công việc sau những ngày nghỉ dài đang chờ ở phía trước. Và như một guồng máy không được phép ngưng, ngành Tư pháp lại khẩn trương bắt tay ngay vào công việc. Lịch công tác tuần của lãnh đạo Bộ và các đơn vị đã kín không còn một chỗ trống.

Ở địa phương, không khí làm việc đầu năm cũng khẩn trương không kém. Sau những ngày nghỉ Tết, thủ trưởng các đơn vị có nhiều hình thức tập hợp nhân viên để chúc mừng năm mới. Có khi chỉ là tập trung nhau trước sảnh, ở hội trường, thậm chí là phòng sếp hay một vị trí đẹp ngay trong khuôn viên cơ quan. Một chút rượu vang, một vài gói mứt tết, cái kẹo gừng…gọi là dư vị của ngày Tết. Mọi người gặp nhau, chúc tết cũng không dài, bên cạnh niềm vui xuân, còn nhắc nhở nhau nhiệm vụ còn đang chờ phía trước. Và nhất là những công việc liên quan đến người dân thì không được phép chậm trễ.

Ngay từ trước kỳ nghỉ Tết, tất cả các cơ quan đã có kế hoạch trực, trong đó đặc biệt các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với người dân như bộ phận một cửa, tiếp nhận đơn thư tại cơ quan thi hành án… càng phải túc trực thường xuyên để tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của dân.

Tại các thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… kinh nghiệm từ nhiều năm trước cho thấy ngày đầu tiên đi làm cũng là ngày các cơ quan pháp, thi hành án tiếp nhận nhiều yêu cầu của dân. Nhất là năm nay, vì hoán đổi ngày làm việc nên việc nghỉ Tết kéo dài hơn vì vậy các yêu cầu của dân cũng bị “gác” lại để chờ ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Vì thế, mọi công việc liên quan đến dân rất cần sự nghiêm túc, khẩn trương.

Ra Tết, mùa tuyển quân cũng là lúc ngành Tư pháp địa phương tập trung các nhiệm vụ phổ biến tuyên truyền pháp luật về nghĩa vụ quân sự đến mọi tầng lớp nhân dân. Dù mới là những ngày vẫn còn hơi hướng của Tết cổ truyền nhưng nhiều đơn vị cũng đã lên kế hoạch đi trợ giúp pháp lý lưu động, tuyên truyền pháp luật tại cơ sở.

“Càng những ngày xuân chúng tôi càng siết chặt kỷ luật công sở, không để cán bộ nhân viên mải vui xuân mà bỏ bê công việc”, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Hầu Minh Lợi chia sẻ. Còn với Cục trưởng Thi hành án Yên Bái Nguyễn Huy Hải thì “chậm một ngày lỡ một nhịp, với thi hành án thì đây đã là quý II của năm chứ không phải là bắt đầu năm mới, nên càng phải đẩy nhanh tiến độ công việc”.

Trung ương và địa phương: cùng vào cuộc gỡ những ắch tắc

Nhìn lại năm qua, một năm mà trong bối cảnh đất nước đang phải tập trung mọi nguồn lực để vượt qua thách thức, khó khăn về suy giảm kinh tế, lạm phát, công tác tư pháp đã được toàn ngành triển khai bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương trong nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, năm qua công tác chỉ đạo, điều hành đã tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ phục vụ Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết số 11/NQ-CP, tiếp tục hướng về cơ sở, chú trọng xử lý, giải quyết các ách tắc trong công tác tư pháp. Kết quả công tác năm 2011 cao hơn so với năm 2010, công tác xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh được đánh giá ở mức điểm cao nhất trong số 14 bộ, ngành theo bộ chỉ số MEI 2011.

Ngành đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ thường trực giúp Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương tổ chức tổng kết và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh toàn khóa với nhiều đạo luật phục vụ xây dựng thể chế kinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế; kết quả THADS về việc cao nhất từ trước tới nay; một số mặt công tác trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đã có chuyển biến tích cực...

Vị trí, vai trò của công tác tư pháp tiếp tục được củng cố, tăng cường, ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, thiết thực góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mặc dù vậy, năm 2012, tình hình kinh tế thế giới dự báo sẽ tiếp tục có những biến động khó lường, tiềm ẩn nhiều yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự ổn định và tăng tưởng kinh tế của nước ta.

Trong bối cảnh chung của đất nước, ngành Tư pháp xác định tiếp tục bám sát Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, chính quyền địa phương; tập trung triển khai nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện giải pháp cụ thể tháo gỡ những ách tắc trong công tác tư pháp ở trung ương và địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ này, thì ngay từ những ngày đầu năm mới, mọi việc đã phải tiến hành một cách khẩn trương, bài bản, có chất lượng.           

Huy Hoàng

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.