Ngành tòa án chọn biểu tượng xét xử: 75% nhà sử học, nhà khoa học chọn Vua Lý Thái Tông

Ba mẫu phác thảo TANDTC đưa ra
Ba mẫu phác thảo TANDTC đưa ra
(PLVN) - Dự kiến, sáng nay (28/4), tại TANDTC sẽ diễn ra cuộc hội thảo để lựa chọn một mẫu tượng từ 3 mẫu tượng Vua Lý Thái Tông mà các nhà điêu khắc tạo hình. Và từ sự lựa chọn này, tới đây, trong khuôn viên Quảng trường Công lý thuộc dự án Trụ sở mới TAND Tối cao (số 43 Hai Bà Trưng, Hà Nội), sẽ có sự hiện diện của bức tượng Vua Lý Thái Tông - nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. 

Với việc trước đó Trụ sở TANDTC đã được xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia thì công trình tượng Vua Lý Thái Tông không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kiến trúc, nghệ thuật mà còn góp phần thể hiện tầm vóc, sự uy nghiêm của cơ quan này.

Lựa chọn 1 trong 3 mẫu tượng

Như PLVN đã thông tin, Vua Lý Thái Tông là người có đóng góp to lớn trong nền tư pháp nước nhà với nhiều điểm nhấn quan trọng như: Là người ban hành Bộ luật Hình thư - là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước ta; là người cho đặt chiếc chuông trước cửa triều đình để dân kêu oan; trực tiếp tham gia xét xử các vụ án một cách công bằng, khuyến khích tinh thần xét xử nhân ái... 

Chính vì thế, BCĐ xây dựng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho hoạt động xét xử của Việt Nam đã thống nhất lựa chọn nhân vật Vua Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.

Để chuẩn bị cho công tác dựng tượng, thời gian qua, lãnh đạo TANDTC đã mời các nhà điêu khắc nghiên cứu, tìm hiểu và phác thảo mẫu tượng Vua Lý Thái Tông. Yêu cầu đặt ra là tượng phải thể hiện được tính trang nghiêm, trang trọng, lột tả được thần thái, ý chí của nhân vật biểu tượng cho hoạt động xét xử; thể hiện vẻ đẹp, trí tuệ của người làm công tác xét xử, bảo vệ công lý. 

Độ tuổi của tượng thể hiện là trên 50 tuổi. Chân dung, khuôn mặt, tướng mạo phải thể hiện được những phẩm chất cao quý của một vị vua, một biểu tượng công lý; thể hiện được tính cách mạnh mẽ, cương trực và thận trọng nhưng cũng thể hiện được tính cách nhân ái, nhân từ của ông.

Trang phục gồm mũ, quần áo, giày… thể hiện phù hợp với thời kỳ lịch sử và ý tưởng sáng tác của nhà điêu khắc. Tượng phải sinh động, mang tính hình tượng, khái quát cao; có hình khối chắc khỏe, rõ ràng; phải gây được xúc cảm, ấn tượng với người xem và có tính giáo dục; phù hợp với không gian kiến trúc, cảnh quan xung quanh. 

Tượng là tác phẩm nghệ thuật vừa mang tính truyền thống, lịch sử, vừa mang tính thời đại. Tượng được đúc là loại tượng đứng thẳng, toàn thân, có chân đế. Việc đúc tượng đứng phải thể hiện được sự trang nghiêm, cũng như lột tả được toàn bộ thần thái, tướng mạo, tính cách của nhân vật biểu tượng cho xét xử, công lý. Dự kiến tượng và khối phụ trợ được đúc bằng chất liệu đồng đỏ nguyên khối. 

Từ yêu cầu trên, các nhà điêu khắc đã tạo hình 3 mẫu tượng Vua Lý Thái Tông. Theo đó, mẫu phác thảo số 1 tượng Hoàng đế Lý Thái Tông được tạo hình ở dáng đứng hiên ngang đường bệ. Bố cục đường nét, hình khối là không gian mở. Chân dung tươi vui, tràn đầy năng lượng. Ánh mắt sáng phúc hậu, giao thoa với công chúng khi chiêm ngưỡng Vua.

Tay trái vua nâng cuốn Hình thư áp vào ngực trái, hàm ý sâu xa như truyền dạy việc xử án phải có một trái tim nhân hậu. Bàn tay phải Vua nâng cao hai ngón tay như chỉ dạy, như khuyên bảo, răn đe. Trang phục, cân đai, áo mão theo mẫu tư liệu của tượng tại đền thờ Vua Đinh Lê - Hoa Lư, Ninh Bình. 

Mẫu phác thảo số 2 bố cục tạo hình dáng đứng đường bệ, chân phải tiến về phía trước, tư thế động trong dáng tĩnh. Ánh mắt sáng phúc hậu, giao thoa với công chúng khi chiêm ngưỡng tượng. Tay trái Vua nâng cuốn Hình thư áp vào ngực trái. Tay phải Vua chống thanh gươm bên sườn hàm ý liên kết nội dung với cuốn Hình thư xét xử theo hình luật, đúng sai nghiêm minh, nghiêm trị. 

Mẫu phác thảo số 3 tượng bố cục tạo hình dáng đứng hiên ngang đường bệ. Tay phải Vua cầm cuốn Hình thư thể hiện tư thế của vị Vua anh minh, người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ban hành bộ luật để xét xử và quy chuẩn đạo đức răn dạy thần dân tránh phạm tội. Tay trái Vua nâng cao cán cân công lý, bởi vì Vua tuy trị vì đất nước nhưng đã trực tiếp xét xử nhiều vụ án công minh…

Dự kiến, sau khi đã lựa chọn, hoàn thiện xong mẫu tượng, tượng Vua Lý Thái Tông sẽ được đúc và khánh thành vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống TAND (13/9/1945- 13/9/2020).

75% chuyên gia, nhà sử học, nhà khoa học lựa chọn Vua Lý Thái Tông 

Trong thời gian vừa qua, thông tin lựa chọn nhân vật Vua Lý Thái Tông là biểu tượng công lý, xét xử rất được dư luận quan tâm. Trong đó có nhiều ý kiến đồng tình và đánh giá cao hoạt động đầy ý nghĩa này của TAND Tối cao.  

Trả lời báo chí, ông Ngô Tiến Hùng, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của TANDTC cho biết, việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ 2 năm trước.

TANDTC đã phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện Sử học - Viện Hàn lâm KHXH, Khoa Lịch sử thuộc Trường ĐH KH&XHNV Hà Nội, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông (ĐH Quốc gia Hà Nội)…

Theo ông Hùng, TAND Tối cao cũng đã tiến hành lấy ý kiến của các đại biểu tham dự đối với 15 nhân vật lịch sử tiêu biểu. Kết quả 75% các chuyên gia, nhà sử học, nhà khoa học lựa chọn Vua Lý Thái Tông là nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam. 

Từ cơ sở đó, TANDTC đã tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống TAND đối với các nhân vật lịch sử; kết quả, 82% ý kiến đã lựa chọn Vua Lý Thái Tông.

Bên cạnh đó, cơ quan này đã ban hành văn bản xin ý kiến các cơ quan như Văn phòng Chính phủ, Bộ VHTT&DL, Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp,… và đều nhận được ý kiến đồng thuận cao. 

Người phát ngôn TANDTC khẳng định việc lựa chọn nhân vật lịch sử tiêu biểu trong hoạt động xét xử của Việt Nam bảo đảm tính khách quan, thận trọng và có tác dụng khẳng định truyền thống thượng tôn pháp luật đã có từ lâu đời, cũng như tôn vinh những cống hiến của bậc tiền nhân là vị vua anh minh đã đóng góp vào trị vì đất nước…

Được biết, trong những ngày qua TANDTC đã nhận được nhiều ý kiến tham gia góp ý đối với các mẫu phác thảo tượng Vua Lý Thái Tông và tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến để báo cáo Hội đồng Nghệ thuật lựa chọn. 

Đánh giá về Bộ luật Hình thư đời Lý trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử Nhà nước pháp luật Việt Nam có thể khẳng định đây là thành tựu to lớn trong lịch sử pháp luật Đại Việt, minh chứng nhà nước phong kiến Việt Nam đã có thể có một nền pháp luật thống nhất trong cả nước, đủ khả năng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Qua các đạo chiếu còn lại của triều Lý, pháp luật đã được xem là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ cơ bản trong xã hội. Nội dung, tính chất, vị trí cùng các nguyên tắc vận hành pháp luật của Nhà nước cũng được thể hiện khá rõ. 

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.