“Nâng” giá trị sử dụng của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử

Cán bộ hộ tịch Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký trực tuyến
Cán bộ hộ tịch Hà Nội hướng dẫn người dân làm thủ tục đăng ký trực tuyến
(PLVN) - Hôm qua (3/5), Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đã có cuộc họp nghe Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực báo cáo về định hướng xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT).

Không được yêu cầu dân nộp khi làm thủ tục cần giấy tờ hộ tịch

Thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2019, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng và trình Nghị định quy định về quản lý, khai thác, sử dụng CSDLHTĐT, thủ tục đăng ký hộ tịch trực tuyến. Tuy nhiên, theo Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, một số nội dung có liên quan của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP cũng cần sửa đổi, bổ sung, cần được thu hút, quy định trong dự thảo Nghị định này để bảo đảm tính phù hợp, khả thi. Chẳng hạn như các quy định liên quan đến giấy tờ nộp, xuất trình khi đăng ký hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, trình tự, thủ tục đăng ký một số việc hộ tịch cụ thể; việc thay đổi hộ tịch, ghi chú thay đổi hộ tịch đối với trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi…

Báo cáo cụ thể về định hướng xây dựng dự thảo Nghị định, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Trần Thị Lệ Hoa cho biết: Đối với việc xây dựng CSDLHTĐT, dự kiến sẽ quy định kết cấu của CSDLHTĐT, quy định việc phân cấp quản lý tài khoản, quyền cụ thể của các loại tài khoản quản trị ở Bộ Tư pháp, ở các Sở Tư pháp, quy định về nguồn dữ liệu cung cấp cho việc xây dựng CSDLHTĐT…

Về việc kết nối với các cơ sở dữ liệu khác, sẽ quy định quy trình kết nối, các trường dữ liệu giữa CSDLHT với các cơ sở khác, đặc biệt là với cấp số định danh cá nhân. Riêng việc kết nối, cấp số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh, sẽ thể chế hóa Quy chế tạm thời giữa Cục Công nghệ thông tin (Bộ Tư pháp) và Cục Cảnh sát quản lý về trật tự hành chính (C06, Bộ Công an).

Còn việc kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, sẽ chỉ quy định nguyên tắc, cách thức, phạm vi kết nối, chia sẻ cũng như giao cho Bộ Tư pháp chủ động trong việc hướng dẫn cách thức kết nối để bảo đảm sự linh hoạt. 

Ngoài mục đích chính là khai thác, sử dụng CSDLHTĐT để đăng ký hộ tịch thì việc khai thác, sử dụng vào mục đích khác cũng được quan tâm. Theo đó, sẽ quy định theo hướng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu được khai thác thông tin từ CSDLHTĐT ở các mức độ khác nhau.

Ví dụ, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ CSDLHTĐT để phục vụ yêu cầu quản lý hoặc giải quyết sự việc cụ thể (như xác định tình trạng hôn nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự); tổ chức, cá nhân khác có quyền yêu cầu khai thác thông tin từ CSDLHTĐT để phục vụ mục đích công ích (kế hoạch đào tạo, tiêm chủng, cấp thẻ bảo hiểm y tế…), kinh doanh dịch vụ hoặc để kiểm tra, khẳng định tính xác thực của thông tin mà cá nhân đã cung cấp.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trong trường hợp thủ tục hành chính cần có giấy tờ/thông tin hộ tịch thì có trách nhiệm kết nối, khai thác, sử dụng CSDLHTĐT (bằng hình thức phù hợp), không được yêu cầu người dân nộp giấy tờ hộ tịch (không được yêu cầu nộp Trích lục khai sinh, kết hôn, Trích lục cải chính, thay đổi hộ tịch…). Đồng thời, việc sử dụng CSDLHTĐT còn để thực hiện báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất, thay thế việc điều tra dân số…

Phải có mức độ “mở” của CSDLHTĐT

Hiểu đơn giản thì xây dựng CSDLHTĐT là số hóa các dữ liệu hộ tịch. Vì vậy, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Chí Dũng nêu quan điểm, những địa phương có điều kiện số hóa thì tạo điều kiện cho họ thực hiện trước như Hà Nội, Long An hay TP HCM đang hình thành rồi tiến tới mới mở rộng dần phạm vi trong cả nước.

Về mục đích sử dụng, theo ông Dũng, phải quy định chi tiết số trường thông tin cung cấp cho các ngành như cho quản lý dân cư, bảo hiểm… phải khác nhau, không thể để “tự do” cho các cơ quan muốn khai thác trường thông tin nào cũng được. Về đăng ký hộ tịch trực tuyến, cần quan tâm giá trị pháp lý của văn bản điện tử khi làm trực tuyến, cần nêu rõ trực tuyến về đăng ký hay trực tuyến cả việc trả kết quả vì còn liên quan đến các biện pháp bảo đảm kỹ thuật. 

Đồng tình với ông Dũng về mục đích sử dụng, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh cũng cho rằng, không nên quá “mở” CSDLHTĐT vì đây là dữ liệu ngành và nhiệm vụ chủ yếu của Cơ sở dữ liệu này là cung cấp thông tin cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, ông Khanh đề nghị, đối với các cháu sinh từ ngày 1/1/2016 đến năm 2022 sẽ vào lớp 1 thì đã đăng ký khai sinh trong phần mềm hộ tịch của Bộ nên rất muốn có quy định nào đó để ngành Giáo dục không yêu cầu phụ huynh các cháu phải cung cấp Giấy khai sinh. “Nếu làm được như vậy thì sẽ gây tiếng vang lớn cho CSDLHTĐT” – ông Khanh khẳng định.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, việc xây dựng dự thảo Nghị định phải bảo đảm đúng Điều 59 của Luật Hộ tịch về kết nối, chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin hai chiều giữa CSDLHTĐT với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, những ngành nào dự kiến được sử dụng thì phải tính toán nhưng Thứ trưởng nhất trí là các cơ quan chỉ vào lấy thông tin, không được làm việc khác.

Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu là dự thảo Nghị định chỉ quy định những nội dung cần thực hiện ngay hay quy định khung chung, trong đó có phần cụ thể để thực hiện đến thời điểm ngày 1/1/2020, nhất là đảm bảo tính xác thực của thông tin, tránh thông tin không chính xác lại trở thành hợp pháp… 

Đọc thêm

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.