Nâng cao năng lực pháp lý cho doanh nghiệp trước thềm gia nhập TPP

(PLO) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Bên cạnh những cơ hội lớn. Việc tham gia Hiệp định sẽ đem đến cho các nước không ít những thách thức. 
Trước thực tiễn này, việc trang bị hành trang pháp lý là yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào một sân chơi lớn hơn, đa dạng và phức tạp hơn. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc xung quanh vấn đề này.
Thưa ông, việc đàm phán, gia nhập Hiệp định TPP đang ở những vòng cuối. Trước thời điểm này, yêu cầu nâng cao năng lực pháp lý cho các doanh nghiệp Việt như thế nào? 
- Hiệp định TPP có phạm vi rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, kể cả những lĩnh vực phi truyền thống như: lao động, môi trường, chống tham nhũng, cải cách doanh nghiệp nhà nước và mua sắm công có gắn kết với thương mại.  Do đó, TPP sẽ đem lại những tác động đáng kể đến khuôn khổ pháp luật về kinh tế, thương mại hiện hành và đặc biệt là tổ chức thi hành pháp luật của Việt Nam, trong mối quan hệ với pháp luật nước thành viên khác. 
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc
 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc 
Khả năng cạnh tranh quốc tế của một doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi cả khả năng nắm bắt luật chơi, tư duy pháp lý và vận dụng luật chơi sao cho hiệu quả nhất trong chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường, đưa ra sản phẩm, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong các trường hợp cần thiết. Chính vì vậy, hoàn toàn có thể hiểu được khi bạn đặt vấn đề về yêu cầu tất yếu phải nâng cao năng lực pháp lý – tức là khả năng nắm bắt, vận dụng luật chơi của doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP.
Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP lần này là sự hội nhập sâu hơn, mạnh hơn, đa dạng và phức tạp hơn vào nền kinh tế quốc tế. Nếu không có sự hiểu biết pháp luật, không nâng cao năng lực pháp lý thì các doanh nghiệp sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, thậm chí rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh. Ông có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề này?
- Khuôn khổ pháp luật do Hiệp định TPP tạo ra bao gồm pháp luật của thị trường nội địa và của thị trường 11 nước đối tác còn lại. 
Trên sân nhà, doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp 11 nước còn lại được đảm bảo sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử. Hiệp định TPP yêu cầu các nước thành viên hạn chế tối đa các bảo trợ cho doanh nghiệp trong nước và do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vươn lên trong môi trường cạnh tranh bình đẳng này. Đối với thị trường của 11 nước còn lại, rủi ro về mặt pháp lý còn cao hơn rất nhiều. 
Muốn tận dụng hiệu quả các cam kết trong Hiệp định TPP, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải hiểu rõ luật chơi Hiệp định TPP cho cả sân khách và sân nhà. Nếu không nắm bắt được cam kết chung của các nước, cam kết riêng của từng nước và khung pháp lý của Việt Nam được điều chính đối với 11 nước đối tác TPP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tận dụng các lợi ích mà Hiệp định mang lại, nguy hại hơn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị loại ra khỏi cuộc chơi đầy tiềm năng này do không đủ năng lực để cạnh tranh. 
Thưa ông, trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao năng lực pháp lý, nắm bắt được cơ hội lớn và vượt qua được những thách thức không nhỏ khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP?
- Tôi cho rằng khi tham gia Hiệp định TPP, doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ cơ hội đích thực cũng như thách thức đặt ra đối với bản thân trong từng lĩnh vực của mình. Tôi xin đề xuất ba việc doanh nghiệp Việt Nam cần làm:
Thứ nhất, sớm coi yếu tố pháp lý là yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định kinh doanh của mình với tinh thần thượng tôn pháp luật, tuân thủ pháp luật;
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nhân Việt Nam cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về luật chơi trong Hiệp định TPP để chuẩn bị tham gia cuộc chơi mới với một khuôn khổ pháp lý phức tạp, tinh vi thì việc kỳ vọng doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết rõ và đầy đủ các quy định của Hiệp định TPP và pháp luật của các nước thành viên liên quan là điều không thể. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải dần hình thành thói quen sử dụng tư vấn pháp lý và chuyên gia tư vấn.
Thứ ba, với những kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP và những tư vấn pháp lý cần thiết thì mỗi doanh nghiệp cần nhận ra đâu là những cơ hội đích thực mà Hiệp định TPP sẽ mang lại và cái giá, tức là những thách thức đi cùng là gì để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp./.

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.