Nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

 Nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
(PLVN) - Ngày 29/8, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Tư pháp khai mạc lớp tập huấn Kiến thức, kỹ năng pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cho công chức, viên chức các cơ quan nhà nước ở địa phương các tỉnh thành miền Trung- Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Tham dự lớp tập huấn có hơn 80 cán bộ, công chức đến từ Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân 12 tỉnh thành miền Trung- Tây Nguyên.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp phát sinh từ việc nhà đầu tư nước ngoài kiện Chính phủ, Nhà nước Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức được cơ quan nhà nước ủy quyền quản lý nhà nước dựa trên cơ sở các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định thương mại hoặc điều ước quốc tế khác có quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam là thành viên; hoặc các hợp đồng, thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức PPP, BCC, BOT, BT….


Thứ trưởng Ngọc cho rằng, tranh chấp đầu tư quốc tế là xu hướng tất yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là một vấn đề phức tạp đối với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các xung đột về quyền lợi dẫn đến tranh chấp xảy ra giữa nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ Việt Nam và các cơ quan Nhà nước, khó tránh khỏi. Tuy nhiên, dù thắng hay thua, chi phí mà các bên phải bỏ ra cho những vụ kiện như thế này rất lớn…  

Vì thế, Thứ trưởng Ngọc yêu cầu các đại biểu mạnh mẽ trình bày các ý kiến của mình, trên tinh thần “cùng học, cùng trao đổi, cùng hoàn thiện”. Thứ trưởng Ngọc mong muốn lớp tập huấn thành công với những kiến thức và thông tin thiết thực không chỉ cho các đại biểu ở địa phương mà cả công tác tổ chức các lớp tập huấn tiếp theo.

Trong cả khóa tập huấn, các học viên đã nghe chuyên gia đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Pháp luật quốc tế đã trình bày 3 chuyên đề, bao gồm: Chuyên đề thứ nhất, khóa tập huấn được nghe ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp trình bày về vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế- Giới thiệu tổng quan các vấn đền pháp lý và kinh nghiệm. Chuyên đề cập nhật diễn biến mới nhất của tình hình tranh chấp đầu tư quốc tế và Việt Nam, số lượng vụ việc và xu hướng, một số vấn đề  đáng lưu ý như: quốc tịch của nhà đầu tư (cá nhân pháp nhân), khoản đầu tư và cơ cở pháp lý, diễn đàn giải quyết tranh chấp, cũng như nêu lên các khuyến nghị dành cho Việt Nam.


Chuyên đề thứ hai, Phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế của Cơ quan nhà nước ở địa phương trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do ông Đỗ Văn Sử, chuyên gia đến từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư trình bày. Trong đó, tập trung vào các vấn đề vướng mắc giữa nhà đầu tư và Chính phủ, nguyên nhân các vướng mắc; nghĩa vụ bảo hộ đầu tư theo các FTAs; các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; một số nét đặc thù trong giải quyết tranh chấp, vướng mắc với nhà đầu tư nước ngoài… Chuyên gia cũng khuyến nghị cách xử lý khi có vướng mắc, bất đồng với nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan đầu mối tiếp nhận, xử lý vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên đề thứ ba, TS. Trần Anh Tuấn, chuyên gia đến từ Vụ Pháp luật quốc tế Bộ Tư pháp trình bày về một số căn cứ pháp lý phổ biến dẫn đến khởi kiện tranh chấp đầu tư quốc tế và cách thức ứng phó của cơ quan nhà nước ở địa phương. Chuyên đề trình bày về căn cứ khởi kiện tranh chấp đầu tư quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam; các loại tranh chấp; các lưu ý đối với phòng ngừa tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đầu tư quốc tế  hoặc phát sinh từ các hiệp định đầu tư song phương (BITs), hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy định về đầu tư…

Phần thứ 2 của khóa tập huấn, các đại biểu tham gia 3 bài tập tình huống về giải quyết tranh chấp đầu tư dựa trên các vụ việc điển hình đã diễn ra tại một số địa phương trong cả nước. Các đại biểu chia nhóm với dự hướng dẫn của các chuyên gia, theo hình thức đóng vai, đại biểu chia nhóm làm đại diện cho nhà đầu tư và cho Chính phủ để thảo luận, tìm phương án giải quyết cho các tình huống nêu trên.

Trong khóa tập huấn, các đại biểu không chỉ sôi nổi và tích cực tham gia thảo luận, mà còn cập nhật tình hình quản lý đầu tư tại địa phương và các vướng mắc phát sinh để lớp tập huấn cùng tham gia thảo luận, tìm phương án xử lý. Khóa tập huấn diễn ra đến hết ngày 30/8.  

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.