Luật sư không thể ngồi cao bằng kiểm sát viên?

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Theo lý giải của ông Phạm Huy Thận (nguyên Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, hiện là thành viên Đoàn Luật sư TP Hà Nội), chỗ ngồi của luật sư và kiểm sát viên trong phiên tòa đương nhiên không thể ngang bằng. 

Vụ án có thể không có LS, nhưng không thể thiếu KSV

- Có nhiều ý kiến cho rằng, chỗ ngồi tại tòa của kiểm sát viên (KSV ) và luật sư (LS ) cần ngang bằng nhau, để ngay về mặt hình thức, bên “buộc tội” - KSV - và bên “gỡ tội” – LS-  bình đẳng nhau. Quan điểm của ông như nào, thưa ông?
Ông Phạm Huy Thận:  Tôi từng công tác lâu năm trong ngành kiểm sát. Hiện nay nghỉ hưu nhưng vẫn hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, thành viên trong đoàn luật sư nên tôi không bênh vực bên nào, chỉ đưa ra nhận định khách quan, đúng bản chất.
Theo tôi, ý kiến cho rằng KSV là bên “buộc tội”, LS là bên “gỡ tội” là cách hiểu đơn giản, máy móc, cơ học, không nói đúng bản chất, vai trò và địa vị pháp lý của KSV và LS tại phiên tòa.
Bổn phận của công tố viên (KSV) là đại diện cho nhà nước đưa vụ án ra tòa. Chức năng của KSV là đại diện cho quyền lực Nhà nước đưa tội phạm ra trước ánh sáng, buộc tội bị cáo.
Trong khi đó, LS là thành viên của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, không nhân danh quyền lực nhà nước.
Viện kiểm sát là cơ quan công tố, KSV là người thực hành quyền công tố. Trong khi đó, LS là người tham gia tố tụng.
Vụ án có thể không có LS nhưng không thể không có KSV. Do đó, không thể đặt ngang hàng một người đại diện cho quyền lực nhà nước với LS, người thường có bản hợp đồng dịch vụ pháp lý mang tính thương mại với thân chủ. Như vậy, rõ ràng địa vị pháp lí của KSV khác với địa vị của LS.
Ông Phạm Huy Thận.
 Ông Phạm Huy Thận.
- Xin ông giải thích rõ hơn, tại sao ông lại cho rằng cách hiểu KSV là bên “buộc tội” còn LS là bên “gỡ tội” là cách hiểu đơn giản, máy móc?
Ông Phạm Huy Thận:  Đó không chỉ là cách hiểu đơn giản mà còn có phần hiểu sai bản chất, vai trò của KSV.
Trong các vụ án, KSV theo sát ngay từ khi điều tra. Trong quá trình này, KSV không phải là người buộc tội mà là người giám sát, có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chứng cứ, đảm bảo khách quan, lợi ích cho người dân và Nhà nước.
Sau khi xem xét, đánh giá chứng cứ, thấy nghi phạm là người có dấu hiệu tội phạm mới khởi tố; nếu phát hiện các dấu hiệu oan sai thì KSV là người gỡ tội, đảm bảo quyền con người.
Phải trải qua một quá trình điều tra, thẩm tra kỹ lưỡng, từng bước thì cơ quan công tố mới nhân danh nhà nước để buộc tội.
Như vậy, KSV vừa có trách nhiệm thay mặt nhà nước buộc tội, vừa có trách nhiệm chứng minh vô tội; đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng.
Ngoài ra, KSV còn chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của HĐXX tại phiên tòa, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình. Chính vì vậy, trong những vụ oan sai bị phát hiện, không ít KSV bị xử lí theo pháp luật vì thiếu trách nhiệm trong quá trình kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố (gỡ tội, buộc tội).
Trong khi đó, do không nhân danh Nhà nước nên LS dù có nói sai, chứng minh thiếu cơ sở thì không bị kết tội trước pháp luật.
Hơn nữa, trong các vụ án, LS cùng với người nhà bị can, bị cáo thường có bản hợp đồng dịch vụ pháp lý (trừ những trường hợp LS tự nguyện bào chữa miễn phí hoặc được cơ quan tố tụng chỉ định trong các vụ án đặc biệt nghiêm trọng).
Do đó, khi tranh tụng tại tòa, LS có trách nhiệm chính là gỡ tội cho thân chủ. Trách nhiệm với Nhà nước, xã hội có thể không đầy đủ như KSV.
“Bình đẳng không có nghĩa là cào bằng”
- Thưa ông, vậy vì sao chỗ ngồi của KSV lại cao hơn LS?
Ông Phạm Huy Thận:  Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong một vụ án, KSV và LS bình đẳng về nguyên tắc pháp lý, đánh giá chứng cứ, xác định chứng cứ.
Tại phiên tòa, KSV là người buộc tội, thông qua những chứng cứ đã được thẩm định, đánh giá. LS nếu có những chứng cứ gỡ tội thuyết phục thì KSV có trách nhiệm xem xét lại toàn bộ vụ án.
Khi LS có chứng cứ ngoại phạm, gỡ tội, giảm nhẹ tội phạm cho thân chủ thì KSV sẽ đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra bổ sung. Do đó, nhiều vụ án trong quá trình xét xử, được VKS thay đổi tội danh, rút quyết định truy tố….
Như vậy, trong một phiên tòa, KSV và LS bình đẳng trước pháp luật về mặt nguyên tắc tố tụng. Nhưng bình đẳng không có nghĩa là cào bằng.
Địa vị pháp lý của KSV quan trọng và toàn diện hơn LS như đã phân tích ở trên.
Vị trí chỗ ngồi của KSV trong phiên tòa đặt cao hơn so với LS thể hiện sự khác nhau về địa vị pháp lí chứ không liên quan đến nguyên tắc tranh tụng.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Đồng quan điểm với ông Phạm Huy Thận, Luật sư Nguyễn Đình Giá, Trưởng Văn phòng luật sư Đình Giá và Cộng sự cho rằng: “Trong một phiên tòa, không thể so sánh địa vị của LS với KSV. KSV đề nghị xử lý người này là để bảo vệ quyền lợi của người khác và của Nhà nước, chế độ. Như vậy, công việc của KSV là bảo vệ lợi ích chung, lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước và công dân. Trong khi đó, LS chủ yếu bảo vệ cho thân chủ theo một bản hợp đồng dịch vụ pháp lý”. 

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.