Luật Hộ tịch nhiều nội dung mới, đang đốc thúc đưa vào cuộc sống

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Cùng với việc tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Luật Hộ tịch, Bộ Tư pháp cũng đang khẩn trương soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để Luật Hộ tịch sớm đi vào cuộc sống.
Luật Hộ tịch đã được Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016. Đây chính là cơ sở pháp lý lâu dài, ổn định và thống nhất cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, nhất là trong bối cảnh triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác này theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Nhiều nội dung mới bảo đảm lợi ích của người dân 
Luật Hộ tịch chủ yếu luật hóa các quy định hiện hành (trong các Nghị định của Chính phủ, Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ, liên Bộ) đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đồng thời quy định một số nội dung mới theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, hiện đại gắn kết với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch nhằm bảo đảm lợi ích của người dân và tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.
So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật Hộ tịch có nhiều nội dung mới cơ bản. Trước hết, Luật đề cao vai trò hết sức quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch (ĐKHT), nhất là đăng ký khai sinh (ĐKKS), cấp Giấy khai sinh và Số định danh cá nhân cho người được khai sinh khi ĐKKS. 
Theo quy định của Luật Căn cước công dân, Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân Việt Nam (nhằm mã hóa những thông tin cơ bản của công dân), không lặp lại ở người khác, được quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đối với người dưới 14 tuổi, Số định danh cá nhân được ghi vào Giấy khai sinh và đây chính là số thẻ căn cước công dân của người đó khi đủ tuổi được cấp căn cước công dân. 
Đó là quy định mang tính đột phá trong công tác quản lý hộ tịch và quản lý dân cư, là tiền đề quan trọng để tiến tới mục tiêu cắt giảm nhiều loại giấy tờ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân khi tham gia giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính.
Một điểm đáng lưu ý là Luật Hộ tịch quy định xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để lưu giữ thông tin hộ tịch của cá nhân (cùng với cơ sở dữ liệu giấy), kết nối để cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. 
Đặc biệt, Luật có những quy định cải cách mạnh mẽ về trình tự, thủ tục ĐKHT, tạo thuận lợi tối đa cho người dân (như đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi ĐKHT; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn, nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống ĐKHT trực tuyến khi điều kiện cho phép; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu hết các việc hộ tịch). 
Cùng với đó, Luật Hộ tịch cũng đã quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan ĐKHT cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây. Theo quy định của Luật thì cá nhân có thể được ĐKHT tại cơ quan ĐKHT nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Đồng thời, Luật quy định khi ĐKHT, người dân được cấp trích lục hộ tịch. 
Đối với một số việc hộ tịch quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân là khai sinh, kết hôn, Luật Hộ tịch quy định sau khi đăng ký, người dân vẫn được cấp bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn. 
Luật quy định rõ việc miễn lệ phí ĐKHT cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; ĐKKS, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Bên cạnh đó, với quan điểm thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương/cơ sở, Luật quy định UBND cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc ĐKHT có yếu tố nước ngoài; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước, xác định lại dân tộc, trừ việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam. 
UBND cấp xã đăng ký các việc hộ tịch còn lại. Quy định này nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền ĐKHT cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép. 
Mặt khác, Luật quy định rõ tiêu chuẩn, trình độ của đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ này, tăng cường trách nhiệm và tính chuyên nghiệp, hạn chế sai sót, vi phạm. Cùng với đó, Luật quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những sai phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương do buông lỏng quản lý.
Các Bộ, ngành phải chung tay
Luật Hộ tịch có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016, để Luật được triển khai đi vào cuộc sống, trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định quy định chi tiết các nội dung đã được giao trong Luật, bảo đảm các nội dung của Luật được triển khai thực hiện có hiệu quả. Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã khẩn trương rà soát, nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các nội dung được giao trong Luật.
Được biết, để chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch, Bộ Tư pháp đang phối hợp với UBND các tỉnh, TP rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và kiện toàn đội ngũ này, dự kiến từ nay đến năm 2016 phải chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch và đến trước ngày 01/01/2020 phải hoàn thành việc đào tạo đối với toàn bộ đội ngũ này. 
Theo Kế hoạch của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan ở Trung ương và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cũng có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hộ tịch; bảo đảm kinh phí, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật Hộ tịch; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến nhằm đưa Luật vào cuộc sống. 

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.