Kỳ vọng "sức bật" Tư pháp năm 2015

Kỳ vọng "sức bật" Tư pháp năm 2015
(PLO) - Những thành tựu đã đạt được của năm công tác tư pháp 2014 đã tạo nên điểm nhấn quan trọng, tiếp thêm kỳ vọng về “sức bật” cho mọi mặt công tác của Ngành trong năm 2015.
Thành quả từ những nỗ lực không ngừng
Năm 2014 là năm đầu tiên triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, bản Hiến pháp của thời kỳ phát triển mới của đất nước, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai đồng bộ Hiến pháp.  
Theo số liệu thống kê, toàn ngành đã tích cực, nỗ lực tuyên truyền nội dung và tinh thần của Hiến pháp; rà soát được tổng số 102.306 văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với nội dung của Hiến pháp. 
Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp; trực tiếp chủ trì soạn thảo các dự luật rường cột như: Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản pháp luật; xây dựng, tham gia xây dựng các dự án luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước và các dự án luật liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân.
Năm 2014 cũng là năm đột phá về thể chế của công tác hộ tịch, nền tảng phục vụ Nhân dân khi Quốc hội đã thông qua Luật Hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. 
Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật điều chỉnh công tác hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để ngành Tư pháp tiếp tục chuẩn hóa, kiện toàn đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, khẳng định mạnh mẽ vai trò của công tác này trong hoạt động tư pháp.
Một tin vui nữa đến với ngành Tư pháp Bộ Tư pháp được xếp thứ 2/21 Bộ, cơ quan ngang Bộ về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh và Bộ Tư pháp tiếp tục đứng ở nhóm dẫn đầu các Bộ, ngành trong Bảng xếp hạng về chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)..
Trước yêu cầu thực tiễn hoạt động công chứng, ngày 20/6/2014 Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, mở rộng phạm vi hoạt động công chứng, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng quy mô lớn, hoạt động ổn định, bền vững, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng thông qua chuyển đổi các Phòng công chứng thành các Văn phòng công chứng, tăng cường bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trong công tác thi hành án dân sự, chế định Thừa phát lại được đẩy mạnh thực hiện thí điểm tại 13 địa phương, tạo ra hiệu ứng rất tích cực trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực lập vi bằng, được người dân, xã hội đánh giá cao. Nhiều vi bằng đã được sử dụng để làm căn cứ trong xét xử và thực hiện các giao dịch, kể cả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. 
Năm 2014 cũng là năm ngành Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), coi đây là khâu đột phá, đặc biệt trong các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và công tác dân sinh. Nổi bật là việc Chính phủ đã chấp thuận đề xuất của Bộ Tư pháp, ban hành "Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi", tạo bước đột phá quan trọng trong công tác cải cách TTHC. 
Một điểm nhấn quan trọng không kém trong những thành quả của công tác tư pháp năm 2014 là tình hình nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được cải thiện tốt nhất. Bộ Tư pháp  đã tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. 
Qua đó góp phần đưa tỷ lệ nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2014 thấp nhất từ trước đến nay (18,18%, tính đến ngày 15/10/2014), tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tuân thủ, thực thi đúng các quy định của pháp luật.
Năm 2014 còn là năm diễn ra Hội nghị công tác pháp chế đầu tiên, khẳng định và nâng tầm vai trò của toàn hệ thống pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc vào cuộc cùng với Bộ, ngành Tư pháp để tham mưu cho lãnh đạo các Bộ, ngành trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhất là các luật triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013.
Luật Hộ tịch quy định giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc. Ảnh minh họa
Luật Hộ tịch quy định giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc. Ảnh minh họa
Mong chờ sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành 
Bước sang năm 2015, năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành Tư pháp, nhiều nhiệm vụ quan trọng đang chờ đón sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành. 
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đặt ra, yêu cầu các cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Tư pháp chung tay thực hiện hiệu quả chính là việc tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch của Chính phủ về triển khai thi hành Hiến pháp và tổ chức thành công cuộc thi viết “Tìm hiểu Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam”; đồng thời tham gia tích cực vào việc đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XII, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tích cực tuyên truyền phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Năm 2015 cũng là năm ngành Tư pháp tập trung hoàn thiện các dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Ban hành văn bản pháp luật; xây dựng các dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Ban hành quyết định hành chính, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đấu giá tài sản, Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng; ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết thi hành các luật đã được Quốc hội thông qua.
Toàn Ngành cũng sẽ phải tập trung hướng dẫn, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật Tương trợ tư pháp, Luật Nuôi con nuôi, Luật Giám định tư pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình, đảm bảo thực thi có hiệu quả các Luật này trong thực tiễn. 
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; kịp thời rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo hướng rút ngắn thời hạn, đơn giản thủ tục lập hồ sơ; tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thống nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật liên quan đến các biện pháp xử lý hành chính; tăng cường công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gắn với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, trong đó tập trung vào lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là chuẩn bị tốt các điều kiện để thi hành kịp thời, hiệu quả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến công tác thi hành án dân sự, phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu do Quốc hội giao, đẩy mạnh việc thí điểm chế định Thừa phát lại tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bảo đảm thực hiện thí điểm thành công.
Tiếp tục củng cố nền móng đã được xây dựng từ những năm trước, năm 2015 này ngành Tư pháp cũng có nhiệm vụ  chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Hộ tịch, Luật Công chứng (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
Bên cạnh đó, ngành Tư pháp sẽ tập trung đẩy mạnh cải cách TTHC, bảo đảm cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện các TTHC, đặc biệt triển khai thực hiện tốt Đề án thực hiện liên thông các TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đề án liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và thuế.
Từ tín hiệu vui của năm 2014, trong năm 2015 này, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, hiệu quả tham gia của Bộ Tư pháp liên quan tới việc xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế; thực hiện mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2015; đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia bằng các biện pháp phù hợp và tuân thủ pháp luật quốc tế. 
Rất nhiều nhiệm vụ quan trọng sẽ được ngành Tư pháp triển khai trong năm 2015 để chào mừng một sự kiện quan trọng: Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2014) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ IV. Tin rằng, động lực này sẽ tạo nên sức bật mạnh mẽ cho các hoạt động công tác của ngành Tư pháp năm 2015. 

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.