Kiểm tra tổng kết thi hành Hiến pháp: Nhiều Bộ, ngành lúng túng

Hôm qua 15/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 đã tiến hành kiểm tra việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đồng chủ trì buổi làm việc.

Hôm qua 15/12, Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 tiến hành kiểm tra việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Các thành viên Ban chỉ đạo gồm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cùng chủ trì buổi làm việc.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu tại Hội nghị.

Khó khăn đối với Bộ quản lý đa ngành

Theo báo cáo của 18 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan không phải là thành viên của Ban chỉ đạo, các Bộ, ngành đã thành lập Tổ giúp việc, ban hành kế hoạch tổng kết, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tổng kết lấy ý kiến đóng góp. “Cơ bản công tác tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã được triển khai nghiêm túc, bài bản, đúng yêu cầu của ban chỉ đạo của Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhận xét.

Tính đến cuối ngày 14/12, Thường trực tổ giúp việc Ban chỉ đạo đã nhận được dự thảo báo cáo của 12 Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đánh giá sơ bộ cho thấy các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã bảo đảm thể hiện được các nội dung chính theo yêu cầu. Ban Chỉ đạo cũng đánh giá nhiều dự thảo báo cáo đã có sự đầu tư, chuẩn bị khá công phu, nội dung báo cáo cơ bản thể hiện được mục đích, yêu cầu tổng kết của Chính phủ. Quá trình tổng kết, các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã thu hút sự tham gia tích cực của các chuyên gia, nhà khoa học.

Tuy nhiên, hạn chế là việc xác định nội dung tổng kết của phần lớn bộ, ngành còn lúng túng, chưa bám sát nội dung tổng kết trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Một số Bộ, ngành chưa bám sát quá trình thực hiện, thể chế hóa các quy định của Hiến pháp bằng luật, pháp lệnh, chưa phân tích được những thuận lợi, khó khăn để từ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại. Kiến nghị sửa đổi chưa thực sự gắn với thực tiễn, chưa xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình

Khó khăn chung, theo nhiều Bộ, ngành đó là do một số bộ có chức năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên phạm vi tổng kết rộng, phức tạp nên không đảm bảo tiến độ về thời gian, việc huy động nguồn lực khó khăn. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ có chuyên môn và am hiểu sâu về pháp luật có hạn. Kinh phí phục vụ tổng kết nhiều nơi chưa chủ động hoặc nguồn dự phòng còn ít. Đây cũng là hai vấn đề nổi cộm mà các bộ, ngành đề xuất với Ban Chỉ đạo.

Không nên bó hẹp trong phạm vi Bộ, ngành

Tại Hội nghị kiểm tra, nhiều ý kiến tâm huyết với quá trình sử đổi Hiến pháp cũng đã được nêu ra. Đại diện đến từ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí minh cho rằng, do Hiến pháp là đạo luật gốc, quyết định những vấn đề chung nhất, do đó cần sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, quản lý. Ngay trong giai đoạn này, sửa đổi Hiến pháp ít nhất phải có ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trên toàn quốc vì đó là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Liên quan đến Điều 4 Hiến pháp, vị này đề nghị Hiến pháp cần thể hiện theo hướng khẳng định truyền thống vẻ vang của Đảng, vai trò to lớn của Đảng đã được thực tiễn kiểm nghiệm để các thế lực thù địch không thể lợi dụng.

Liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Thế Viên lại nhấn mạnh vấn đề về phân cấp. Ông Viên cho biết, với sự phân cấp mạnh mẽ như hiện nay, không phải vấn đề nào Bộ cũng nắm cặn kẽ dù thuộc sự quản lý của mình. Ví dụ như có người hỏi năm rồi có bao nhiêu xã chưa có đường về trung tâm, nhưng vấn đề này không chỉ Bộ GTVT quản lý mà còn nằm ở nhiều Bộ, nhiều địa phương khác. Việc quản lý theo kiểu “cắt khúc” như vậy rất khó cho Bộ, người đứng đầu Bộ: “Việc gì cũng cần có cơ quan, có người chịu trách nhiệm nhưng cũng cần có quy định chặt chẽ, cụ thể”.

Đại diện đến từ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng nêu ý kiến: về vấn đề bảo hiểm xã hội, Hiến pháp và Luật bảo hiểm còn “vênh” nhau (ví dụ về loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện). Hiện nay, lĩnh vực này cũng có 4 Bộ tham gia quản lý nhưng lại không được thành lập tổ chức thanh tra, trong khi vi phạm rất nhiều.

“Nhìn” xa hơn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh hiến kế: Hiến pháp ở nhiều nước do một nhà lãnh đạo uy tín, có trình độ soạn thảo, rồi mới đưa ra lấy ý kiến. Ta có nên như vậy không bởi với đề xuất cả trăm ngàn trang của các Bộ, ngành, nếu không “chắt lọc” kỹ Hiến pháp sắp tới sẽ rất dài vì quá nhiều vấn đề phải giải quyết.

Lưu ý các Bộ, ngành “góp ý sửa đổi Hiến pháp không nên giới hạn trong phạm vi Bộ, ngành mình để tránh xé lẻ, manh mún”, theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo “cần mở rộng hơn, nâng tầm vấn đề lên. Tổng kết để xem có vấn đề gì vướng mắc, cái gì tốt, chưa tốt, đó là yêu cầu bắt buộc với Chính phủ và của Chính phủ với các Bộ, ngành”

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo của Chính phủ lưu ý bộ ngành 4 vấn đề cần làm tiếp theo, trong đó Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ cần tập trung, đôn đốc khẩn trương hoàn thành các báo cáo. Làm sao để các báo cáo thể hiện ý chí của tập thể, tránh khoán trắng cho một vài đơn vị. Trước đề nghị của nhiều Bộ ngành, qua trao đổi, Bộ trưởng đồng ý cho “giãn” tiến độ nộp báo cáo tới trước ngày 26/12 nhưng vẫn lưu ý báo cáo phải đảm bảo chất lượng, tránh cục bộ.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng ghi nhận những nỗ lực của bộ ngành trong tổng kết Hiến pháp và kỳ vọng, là những tư lệnh ngành, trực tiếp va chạm với những quy định của Hiến pháp, Bộ - ngành sẽ có những đề xuất từ thực tiễn, đúng tầm, sát tình hình.

Thu Hằng

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.