Không được chậm trễ trong xây dựng Chiến lược phát triển ngành Tư pháp

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp
(PLO) - Cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo Chiến lược phát triển ngành Tư pháp đến năm 2030. Các Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền, Phan Chí Hiếu và Nguyễn Khánh Ngọc cùng lãnh đạo các đơn vị trong, ngoài Bộ sôi nổi tham gia thảo luận về Dự thảo Chiến lược rất quan trọng này.
Phát triển mạnh các lĩnh vực cốt lõi
Theo Dự thảo Chiến lược, mục tiêu tổng quát phát triển ngành Tư pháp đến năm 2030 là xây dựng ngành Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN, phù hợp với thông lệ quốc tế; giúp Chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, dịch vụ pháp lý, dịch vụ công; hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, tận tụy và có trách nhiệm với nhân dân; góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Về mục tiêu cụ thể, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngành Tư pháp giữ vai trò chủ trì giúp Chính phủ, Quốc hội, các cấp chính quyền địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước; củng cố và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực quản lý cốt lõi của ngành Tư pháp về xây dựng và thi hành pháp luật, hành chính tư pháp, thi hành án, hiện đại hóa và tổ chức cung cấp các dịch vụ do Bộ Tư pháp quản lý… 
Giai đoạn 2020 – 2030, ngành Tư pháp sẽ là ngành trọng yếu của Chính phủ trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược pháp luật của đất nước; xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp quốc tế mà Chính phủ là một bên; bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, lĩnh vực tư pháp. 
Cơ bản nhất trí với Dự thảo Chiến lược, các thành viên đồng thời đóng góp thêm nhiều ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa Dự thảo Chiến lược. Cảm nhận Dự thảo Chiến lược mới như một đề án cải cách đổi mới, theo Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan, Dự thảo Chiến lược phải cập nhật được những nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp được giao đảm nhiệm đến năm 2030. 
Đồng tình, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến phát biểu, Dự thảo phải nói được tiếng nói của ngành trong tương lai, thể hiện được tầm nhìn của một Chiến lược, ví dụ có mạnh dạn nêu rằng đào tạo chuyên ngành luật chỉ có ngành Tư pháp không.
Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Nguyễn Công Khanh cũng cho rằng, Dự thảo Chiến lược phải nói được tới đây ngành Tư pháp có những chức năng, nhiệm vụ nào, nguồn lực ra sao. Hiện tại ở nước ta, biên chế cán bộ tư pháp - hộ tịch hiện do chính quyền địa phương quyết định, dẫn tới tình trạng Bộ, Sở, Phòng Tư pháp chỉ đạo không nghe, vẫn bắt dân thêm giấy tờ, thủ tục ngoài quy định. 
“Trong công tác hộ tịch chỉ cần 4.000 cán bộ chuyên trách, không nhất thiết phải rải mành mành mỗi xã có một cán bộ tư pháp - hộ tịch” – ông Khanh mạnh dạn đề xuất. 
Tạo dấu ấn Tư pháp trong xã hội
Quan tâm đến mục tiêu phát triển, Chánh Văn phòng Bộ Trần Tiến Dũng đề nghị phải xác định 5-6 lĩnh vực trọng tâm để tập trung triển khai như xã hội hóa công tác thi hành án dân sự tới mức nào, hay cán bộ làm công tác tư pháp phải ra sao, chứ 1-2 cán bộ làm hơn 20 đầu việc thì khó chuyên nghiệp được. GS.Lê Hồng Hạnh cũng nêu quan điểm phải chọn mảng công việc chủ lực, thực sự là dấu ấn của ngành Tư pháp để ngành bứt phá hơn nữa và ngày càng được xã hội ghi nhận.
Một số ý kiến khác lại đưa ra những giải pháp thực hiện Chiến lược. Ông Trần Văn Xuân đến từ Viện Nghiên cứu lập pháp cho rằng, Dự thảo cần có kiến nghị kinh phí đầu tư xây dựng pháp luật theo cách tiếp cận mới sao cho đảm bảo mối tương quan giữa kinh phí bỏ ra với hiệu quả công việc. 
Theo Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thể chế tạo sức cạnh tranh rất lớn và muốn hoàn thiện thể chế thì con người chất lượng cao, trí tuệ là nhân tố quyết định, đột phá. Thứ trưởng Nguyễn Thúy Hiền đề nghị bổ sung giải pháp về sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp. 
Phân tích những nhân tố tác động đến ngành Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ ra rằng, những yếu tố tác động ấy đã được khẳng định trong Cương lĩnh, trong Hiến pháp hoặc đang ngày càng khẳng định như hệ thống pháp luật phải thống nhất; nền kinh tế thị trường ngày càng được tăng cường, củng cố thì chủ trương xã hội hóa ngày càng mạnh; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng… từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành Tư pháp. 
Bộ trưởng nhấn mạnh, cần xác định Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện quyền hành pháp, định hướng phát triển của Bộ Tư pháp tác động đến định hướng phát triển của Chính phủ và ngược lại… Đặc biệt, Bộ trưởng chỉ đạo không thể chậm trễ hơn nữa trong xây dựng Chiến lược, phải cố gắng theo đúng kế hoạch trình Chính phủ vào cuối năm nay. 

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.