Không để những người kém tiêu chuẩn làm “thầy cãi“

Ảnh minh họa - Luật sư đang hành nghề tại một phiên tòa
Ảnh minh họa - Luật sư đang hành nghề tại một phiên tòa
(PLO) -Thời gian qua, ở một số Sở Tư pháp còn xảy ra tình trạng xác nhận đủ điều kiện cho cả những đối tượng bị kỷ luật, gian dối hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề... Để giải quyết thực trạng này, Bộ Tư pháp đã và đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, không cho những người không đủ điều kiện làm nghề, nhất là trong lĩnh vực luật sư.

Bị cách chức thẩm phán, kỷ luật 5 lần, vẫn “đạo đức tốt”

Báo cáo chuyên đề về lĩnh vực bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp mới đây đã nêu một số hạn chế, vướng mắc trong hoạt động bổ nhiệm, cấp chứng chỉ hành nghề bổ trợ tư pháp. 

Theo đó, các quy định pháp luật hiện nay liên quan đến tiêu chuẩn về ý thức tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt để được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc bổ nhiệm chức danh bổ trợ tư pháp, nhất là trong lĩnh vực luật sư là các tiêu chuẩn định tính nên khó khăn cho quá trình thẩm tra hồ sơ của những người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cả ở phía Bộ và Sở Tư pháp địa phương.

Bộ Tư pháp nhận thấy, số lượng người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thời gian gần đây tăng đột biến. Điều này phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội, kết quả cải cách tư pháp và dân chủ hóa đời sống xã hội. 

Tuy nhiên, mặt trái là trong đó có nhiều đối tượng bị kỷ luật, bị cho nghỉ việc ở ngành nghề khác hoặc đối tượng cơ hội, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, gian dối hồ sơ để chui vào vỏ bọc các chức danh bổ trợ tư pháp, nhất là lĩnh vực luật sư. Qua đó, họ lợi dụng chức danh, quyền tự do dân chủ để chống đối Nhà nước.

Trong khi đó, Sở Tư pháp một số nơi lại vẫn còn tình trạng thực hiện chưa hết trách nhiệm được pháp luật giao. Cụ thể, Luật Luật sư năm 2012 đã giao cho Sở Tư pháp tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ của người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề trước khi gửi lên Bộ. 

Thời gian qua, trong quá trình thẩm tra hồ sơ, Bộ Tư pháp đã phát hiện không ít hồ sơ khi chuyển đến Bộ còn tình trạng như không đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định, khai thiếu, thậm chí khai man, che giấu thông tin để qua mắt cơ quan có thẩm quyền, hồ sơ làm qua loa, thiếu giấy tờ chứng minh theo quy định dẫn đến nhiều trường hợp phải làm lại hoặc bổ sung hồ sơ mất nhiều thời gian. 

Việc bổ sung hồ sơ được Bộ gửi về Sở để yêu cầu người đề nghị bổ sung nhưng quá trình thông tin của một số Sở cho đương sự còn chậm, đương sự không nắm được tình trạng hồ sơ lại phản ánh lên Bộ. 

Bên cạnh đó, việc thẩm tra của một số Sở Tư pháp về quá trình công tác, tiêu chuẩn đạo đức, chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo tiêu chuẩn các chức danh bổ trợ tư pháp còn thực hiện qua loa, đơn giản, hình thức, dẫn đến việc khi xem xét hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ phải tiến hành xác minh mất nhiều thời gian. 

Nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật nhiều lần, có hệ thống (dù chưa đến mức hình sự) hoặc ý thức chấp hành pháp luật rất kém, bị cách các chức danh tư pháp hoặc thiếu bằng cấp theo quy định nhưng vẫn được địa phương xác nhận “đủ tiêu chuẩn” và gửi về Bộ.

Bộ Tư pháp dẫn chứng vụ việc ông N.V.R ở Sóc Trăng, đã bị Chủ tịch nước cách chức thẩm phán, 5 lần bị xử lý kỷ luật, khai trừ Đảng do ý thức kém nhưng vẫn được địa phương xác nhận đủ điều kiện (trong đó có đạo đức tốt) cấp chứng chỉ hành nghề luật sư để gửi lên Bộ Tư pháp. Khi không được đáp ứng yêu cầu, ông R khởi kiện ra Tòa hành chính.

Xứng đáng với "nghề cao quý" trong xã hội

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hải Dương Bùi Sỹ Hoàn cũng cho biết, đơn vị đang thụ lý hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề 1 trường hợp nguyên là cán bộ công an, trong 5 năm 3 lần bị kỷ luật, sau đó bị cho ra khỏi ngành công an. 

“Khi chúng tôi xác minh hồ sơ có làm việc với ngành Công an, chính quyền địa phương, họ đều xác nhận về tiêu chuẩn này nhằm tạo điều kiện cho cán bộ cũ của ngành. Chúng tôi băn khoăn khi đề xuất trường hợp này, nhưng lại không biết từ chối thế nào”, ông Hoàn chia sẻ và đề nghị Bộ Tư pháp phải quan tâm hơn tới chất lượng đầu vào của luật sư và cần có hướng dẫn cụ thể về “tiêu chuẩn, phẩm chất  đạo đức tốt”.

Trao đổi với phóng viên báo chí, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Nguyễn Thị Mai nhấn mạnh, quản lý hoạt động luật sư và các lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác luôn được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo sát sao để đảm bảo việc hành nghề của luật sư và đối tượng trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp khác đúng với quy định của pháp luật. 

Theo bà Mai, trong bối cảnh hoạt động luật sư ngày càng mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế thì Lãnh đạo Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo sát sao, phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam đưa ra một số giải pháp. 

Cụ thể là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho đội ngũ luật sư Việt Nam về vị thế, vai trò cũng như trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư đối với hoạt động nghề nghiệp của mình, đối với việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý. 

Bộ Tư pháp và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đang phối hợp chặt chẽ trong việc chấn chỉnh những hoạt động hành nghề của luật sư, không chỉ đối với các hành vi vi phạm pháp luật mà chấn chỉnh cả những hành vi vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, rà soát toàn bộ các quy định pháp luật để có hướng hoàn thiện (trong đó có xây dựng nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 123 về hướng dẫn Luật Luật sư có bổ sung 1 điều hướng dẫn thế nào là phẩm chất đạo đức tốt). 

Đồng thời, xem xét kiến nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhanh chóng nghiên cứu, rà soát các quy định tại Quyết định 68 ban hành năm 2012 về quy trình xử lý kỷ luật luật sư nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.

Qua đó, tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động luật sư và quản lý hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo hoạt động hành nghề luật sư tuân thủ quy định pháp luật và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, xứng đáng với nghề được mệnh danh là "nghề cao quý" trong xã hội./.

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.