Khó tìm “người có tóc” để truy trách nhiệm trong bồi thường oan, sai

Hậu vụ án 7 thanh niên bị oan ở Sóc Trăng, có 3 cán bộ tiến hành tố tụng bị truy tố.  Trong ảnh: VKSND tỉnh Sóc Trăng trong buổi bồi thường cho các thanh niên bị hàm oan.
Hậu vụ án 7 thanh niên bị oan ở Sóc Trăng, có 3 cán bộ tiến hành tố tụng bị truy tố. Trong ảnh: VKSND tỉnh Sóc Trăng trong buổi bồi thường cho các thanh niên bị hàm oan.
(PLO) - Việc giải quyết bồi thường gắn với việc xác định trách nhiệm của người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. Song khi số tiền bồi thường thiệt hại trong Tố tụng Hình sự thường rất lớn thì số tiền hoàn trả lại rất… “hẻo” hoặc không có.

Bồi thường tiền tỷ, hoàn trả tiền triệu?
Theo quy định của pháp luật về bồi thường Nhà nước, người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả ngân sách Nhà nước khoản tiền mà Nhà nước bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mức hoàn trả bồi thường, việc hoàn trả có thể được thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần. 
Tuy nhiên, trách nhiệm hoàn trả này lại chưa được qui định đầy đủ, cụ thể, nhất là việc xác định lỗi của người vi phạm làm căn cứ xác định mức hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo qui định. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho biết, một trong những khó khăn, vướng mắc triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là hiện chưa có văn bản qui định cụ thể việc xác định lỗi cố ý hay vô ý nên việc xác định mức hoàn trả không thực hiện được. 
Vì thế, trong 3 năm (2011-2014), đã có 71 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do oan, sai trong TTHS với tổng số tiền phải bổi thường là 9.228.199.000 đồng, nhưng chỉ có  một trường hợp trong TAND các cấp phải xem xét trách nhiệm hoàn trả với số tiền hoàn trả là 169.177.000 đồng. Bởi báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết, trên thực tế, hầu hết các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động TTHS đều được xác định là do lỗi vô ý của người thi hành công vụ. 
Luật qui định mức hoàn trả do lỗi vô ý của người thi hành công vụ không quá 3 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định hoàn trả là thấp nên không đảm bảo tính phòng ngừa, hạn chế việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Không những thế còn gây khó khăn cho ngân sách nhà nước khi số tiền bồi thường thiệt hại trong TTHS thường rất lớn nhưng số tiền hoàn trả lại rất… “hẻo” hoặc không có.
Khó xác định lỗi đòi hoàn trả
Thực tiễn thi hành trách nhiệm hoàn trả cho thấy, trách nhiệm, thời hạn hoàn trả theo qui định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là chính cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây oan, sai đã làm phát sinh tâm lý né tránh, đùn đẩy giải quyết bồi thường từ phía các cơ quan có trách nhiệm. 
"Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, qui định “người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm hoàn trả” là qui định đặc thù trong hoạt động TTHS song “không thỏa đáng và thống nhất với các hoạt động khác”. – Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh. Luật cũng chưa có qui định cụ thể về mức độ, hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại, dẫn đến việc thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước không nghiêm.
Bên cạnh đó, qui định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường là phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ nhằm đảm bảo công bằng, khách quan trong thụ lý, giải quyết đơn. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hải Phong – Phó Viện trưởng VKSNDTC cho rằng, trường hợp cơ quan có thẩm quyền chậm hoặc không ra quyết định sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị hại cũng như thời hạn giải quyết bồi thường. 
Trường hợp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không ra văn bản giải quyết khiếu nại hoặc ra văn bản giải quyết nhưng không kết luận cụ thể hành vi của người thi hành công vụ có trái pháp luật hay không, Luật Khiếu nại dẫn chiếu ngược lại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước dẫn đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc.
Cũng do việc giải quyết bồi thường chưa được củng cố, kiện toàn đúng vai trò, nhiệm vụ nên việc xác định trách nhiệm của công chức gây thiệt hại để hoàn trả khó thực hiện. Các cơ quan tiến hành tố tụng đều thừa nhận nhiều vụ án xảy ra đã lâu, nhiều người cùng tham gia giải quyết ở nhiều giai đoạn nên khó xác định lỗi, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị, một số công chức liên quan đến oan, sai đã nghỉ hưu, chuyển công tác khác, chết… cũng là những nguyên nhân dẫn đến khó thực hiện trách nhiệm hoàn trả tiền bồi thường của công chức cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, không xác định được trách nhiệm bồi hoàn thì phải “lấy tiền của dân để bồi thường” như phản ánh của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường (tỉnh Quảng Bình) sẽ khiến dư luận thêm bức xúc và suy giảm niềm tin vào hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật. Có nhiều giải pháp đã được đưa ra để khắc phục tình trạng này, song quan trọng hơn cả là phải bắt đầu ngay những giải pháp củng cố ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ tư pháp khi “nắm trong tay sinh mạng pháp lý của người dân”. 

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.