Hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) - Chủ trì buổi làm việc với Bộ Tư pháp và một số cơ quan liên quan về tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) chiều 14/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần mạnh dạn triển khai, dần hoàn thiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) đến với người dân, doanh nghiệp. 

Đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí 

Thông tin tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), VPCP Ngô Hải Phan khẳng định, qua thực hiện cho thấy, các thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký khai sinh là các TTHC có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; có tần suất thực hiện lớn.

Điển hình là trong năm 2018, đăng ký khai sinh là trên 3,7 triệu trường hợp; cấp phiếu lý lịch tư pháp trên 562.800 trường hợp; 627.651 hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm, trong đó 30% hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tiếp, qua đường bưu chính, 70% số hồ sơ thực hiện theo phương thức trực tuyến. Năm 2019, đăng ký khai sinh là gần 2,1 triệu trường hợp; 559.810 yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; 710.489 hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC, VPCP, hiện nay, các địa phương đã thực hiện liên thông các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Việc thực hiện liên thông TTHC đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí đi lại cho người dân. Tuy nhiên, còn có thể tiết giảm được đến mức tối đa chi phí thực hiện nếu được thực hiện thông qua Cổng DVC như cắt giảm giấy chứng sinh khi kết nối với dữ liệu của các cơ sở y tế... 

Cũng theo ông Ngô Hải Phan, để đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, hiện nay nhiều địa phương đã thực hiện tích hợp, cung cấp dịch vụ công trên Cổng DVCQG, trong đó có 6 địa phương (Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Tây Ninh, Lai Châu) đã tích hợp thủ tục đăng ký khai sinh (1.063 hồ sơ đã được tiếp nhận, xử lý trực tuyến), 16 tỉnh đang thực hiện tích hợp, kiểm thử. 

Về cấp phiếu lý lịch tư pháp, 14 tỉnh, thành phố đang thực hiện tích hợp, kiểm thử để cung cấp dịch vụ công này trên Cổng DVCQG. Hiện nay, cơ sở dữ liệu đăng ký, quản lý hộ tịch đã được Bộ Tư pháp triển khai đến 60/63 địa phương. Đây là thuận lợi lớn để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi toàn quốc tại Cổng DVCQG. Đồng thời, việc triển khai này sẽ giúp địa phương không phải nhập số liệu, hồ sơ nhiều lần vào hệ thống, qua đó giảm thời gian, chi phí, tăng năng suất lao động. 

Cục Kiểm soát TTHC, VPCP kiến nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với VPCP tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở để xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp chuẩn hóa, thống nhất, đơn giản, thuận tiện trên toàn quốc; tích hợp, chia sẻ dữ liệu đăng ký, quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp với Cổng DVCQG để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống một cửa của các địa phương.

Bộ Tư pháp triển khai với tinh thần quyết liệt

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định, Bộ Tư pháp ủng hộ quyết tâm cao của Chính phủ trong cải cách TTHC. Tinh thần này đã được Bộ quyết liệt triển khai qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, 3 thủ tục trên đã đi rất xa trong ứng dụng công nghệ thông tin. Đăng ký giao dịch bảo đảm đã cung cấp dịch vụ công ở cấp độ 4; đăng ký khai sinh trực tuyến cho trẻ đã triển khai ở 60 tỉnh, thành rất thuận lợi. Cấp phiếu lý lịch tư pháp cũng đi tiên phong trong ứng dụng công nghệ thông tin, về cơ bản là thao tác trên môi trường mạng.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, với dịch vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp, ở đầu mối của Bộ, việc tích hợp trên Cổng DVCQG chỉ còn vấn đề kỹ thuật. Với việc đăng ký khai sinh, Bộ Tư pháp chỉ quản lý Nhà nước, không thực hiện trực tiếp. Bộ sẵn sàng chia sẻ thông tin quản lý Nhà nước mà Bộ có.

Với dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp chỉ thực hiện dịch vụ này đối với tài sản là động sản (trừ tàu bay, tàu biển thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải). Đây là dịch vụ công tốt nhất vì rất nhanh, rất hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, toàn bộ thiết kế từ năm 2000 đến nay là của Ngân hàng Thế giới vì nằm trong khoản vay cam kết Chính phủ.

Do đó, Bộ Tư pháp chưa thể trả lời về việc kết nối dịch vụ giao dịch bảo đảm lên Cổng DVCQG. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị VPCP có ý kiến tháo gỡ. Theo ông, nếu được như vậy, chắc chắn việc kết nối không có khó khăn gì vì hiện hệ thống đang chạy rất tốt. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng khẳng định sẽ làm việc với Ngân hàng Thế giới về vấn đề này để làm sao chuyển giao bản quyền về Bộ Tư pháp.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến địa phương bày tỏ nhất trí với việc tích hợp 3 dịch vụ trên lên Cổng DVCQG và đề nghị thực hiện càng sớm càng tốt. Đại diện Bộ Công an cho biết đơn vị hoàn toàn ủng hộ việc phải cải cách để giảm bớt thủ tục thời gian cho người dân khi thực hiện TTHC. Về cấp phiếu lý lịch tư pháp, đại diện Bộ cho biết cần tiếp tục cải cách đặc biệt là phần nhập hồ sơ và trả phiếu lý lịch cho người dân. Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn nhất trí với 3 dịch vụ lĩnh vực tư pháp được nêu tại cuộc họp và đề nghị thực hiện ngay từ quý I/2020.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là quyết liệt triển khai tích hợp các dịch vụ công lên Cổng DVCQG với phương châm “lấy cải cách hành chính làm dẫn dắt và công nghệ thông tin làm phương tiện, rút ngắn thời gian thực hiện các dịch vụ công cho người dân”.

Liên quan đến kết nối của 3 dịch vụ công lĩnh vực tư pháp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.