Hòa giải thương mại phải được pháp luật công nhận

Hòa giải thương mại phải được pháp luật công nhận
(PLO) - Các chuyên gia cho rằng, hoạt động hòa giải thương mại cần được pháp luật công nhận để hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về khuyến khích các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án cũng như cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời giảm tải cho hệ thống Tòa án. 
Tòa án quá tải, trọng tài chưa khởi sắc
Trong dòng chảy hội nhập, sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng không kém phần phức tạp, cạnh tranh gay gắt. Các tranh chấp kinh doanh, thương mại từ đó mà phát sinh với số lượng ngày càng gia tăng về số vụ và tính chất phức tạp, đòi hỏi phải có những cơ chế linh hoạt để giải quyết, giúp các doanh nghiệp tránh được những hậu quả tiêu cực do mâu thuẫn và xung đột lợi ích gây ra.
Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp thương mại ở Việt Nam chủ yếu được xét xử thông qua hệ thống Tòa án và Trung tâm Trọng tài. Trong đó, hệ thống Tòa án đã trở nên quá tải, dẫn đến tăng lượng vụ án tồn đọng, không kịp giải quyết, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Đơn cử, từ ngày 1/10/2013 đến 30/9/2014, ngành Tòa án đã giải quyết 385.356 vụ án các loại trong tổng số 415.038 vụ án đã thụ lý, số vụ đã giải quyết tăng song mới đạt tỷ lệ 92,8%. Riêng 3 Tòa phúc thẩm, 5 Tòa chuyên trách và Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì đã xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hàng nghìn vụ án; giải quyết tới 1.855 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. 
Còn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài những năm gần đây cũng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, bức tranh về trọng tài thương mại tại Việt Nam vẫn chưa thật sự khởi sắc khi phương thức này chỉ giải quyết khoảng 1% tổng số tranh chấp thương mại hàng năm.
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu phải đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án để giảm tải gánh nặng cho hệ thống Tòa án, qua đó góp phần lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh thương mại. Một trong những phương thức phổ biến trên thế giới hiện nay là hòa giải thương mại. 
Nhưng hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập thì chưa được công nhận,  mặc dù trong thực tế một số tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng hòa giải để giải quyết các tranh chấp của mình và bước đầu đã phát huy hiệu quả nhất định. 
Sẽ là phương thức giải quyết tranh chấp độc lập
Bởi vậy, Bộ Tư pháp đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại nhằm thực hiện chủ trương “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó” được nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và cam kết quốc tế của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ hòa giải tranh chấp giữa các thương nhân. 
Theo Dự thảo Nghị định, hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, phù hợp với Luật mẫu về hòa giải thương mại quốc tế 2002. Hòa giải thương mại được tiến hành theo thỏa thuận của các bên và có sự hỗ trợ của một bên thứ ba (hòa giải viên). Hòa giải viên do các bên thỏa thuận lựa chọn, phải có vị trí độc lập với các bên, hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp, không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Cơ bản đồng tình với quy định trên, TS. Nguyễn Bá Bình (Trường Đại học Luật Hà Nội) nhấn mạnh: “Khác với trọng tài, hòa giải viên không có quyền áp đặt giải pháp giải quyết tranh chấp mà chỉ hỗ trợ các bên trong việc đưa ra giải pháp”. 
Vì thế, theo ông Bình, Dự thảo Nghị định cần thể hiện rõ sự khác biệt của hòa giải với thủ tục trọng tài và tòa án và có thể nêu rõ không khuyến khích các bên sử dụng thủ tục trọng tài hay tòa  án khi đang tiến hành hòa giải. Hiệu lực thi hành của thỏa thuận hòa giải thành cũng là một trong những vấn đề quan trọng quyết định hiệu quả của hòa giải thương mại. 
ThS. Lê Thị Hoàng Thanh (Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp) lại đề xuất: Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của phương thức hòa giải, cần quy định giá trị biên bản hòa giải theo hướng các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận hòa giải theo thủ tục giải quyết việc dân sự quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 
Nếu được vậy, “sẽ đơn giản, ít tốn kém thời gian, chi phí thường được áp dụng với các sự kiện, việc dân sự đã được thừa nhận”, bà Thanh khẳng định.
Luật sư Nguyễn Mạnh Dũng đồng tình cần phải có quy định về giá trị pháp lý của thỏa thuận này và việc thi hành thỏa thuận. Ông Dũng phân tích, thỏa thuận hòa giải là nơi ghi nhận những ý chí tự nguyện hòa giải của các bên. 
Bên cạnh đó, thỏa thuận hòa giải thành là kết quả của quá trình hòa giải, có giá trị như một hợp đồng ràng buộc các bên. “Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ từ Tòa án trong việc đăng ký, công nhận và thi hành thỏa thuận hòa giải thành. Có như vậy thì việc hòa giải mới thực sự đạt được ý nghĩa của nó”, ông Dũng đúc rút.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.