Hệ thống Thi hành án dân sự 70 năm xây dựng và trưởng thành

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Tổng cục.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Tổng cục.
(PLO) - 70 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, Hệ thống THADS đã có bước trưởng thành vượt bậc cả về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ - xứng đáng là thiết chế quan trọng, nhân danh quyền lực nhà nước bảo đảm thực thi trên thực tế các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống THADS, Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Hoàng Sỹ Thành:

Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành, góp phần thượng tôn pháp luật. Với ý nghĩa đó, ngay sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, cùng với việc xóa bỏ bộ máy nhà nước của chế độ cũ, nhiệm vụ cấp bách của chính quyền cách mạng là bắt tay vào xây dựng bộ máy nhà nước để kháng chiến, kiến quốc, trong đó có nhiệm vụ thi hành án.

Ngày 19/7/1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 130/SL quy định về thể thức thi hành mệnh lệnh hoặc bản án của Tòa án. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời, xây dựng và trưởng thành của Hệ thống THADS, và ngày 19/7 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của Hệ thống THADS.

Nhìn lại 70 năm xây dựng và trưởng thành, nhất là 23 năm kể từ thời điểm công tác THADS được bàn giao từ Tòa án sang Chính phủ (tháng 7/1993) đến nay, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, Hệ thống THADS đã có sự trưởng thành vượt bậc cả về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ - xứng đáng là thiết chế quan trọng, nhân danh quyền lực nhà nước bảo đảm thực thi trên thực tế các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Về tổ chức bộ máy, trước tháng 7/1993, THADS là một bộ phận của Tòa án nhân dân với Phòng Thi hành án (THA) thuộc Tòa án cấp tỉnh và Chấp hành viên (CHV) hoặc cán bộ làm công tác THA thuộc Tòa án cấp huyện, do Sở Tư pháp quản lý về mặt tổ chức.

Từ tháng 7/1993, công tác THADS được bàn giao sang Chính phủ, đánh dấu những bước phát triển quan trọng của Hệ thống THADS. Từ chỗ là một Phòng (Đội) THADS thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (giai đoạn 1993 – 2004), và từng bước được tổ chức thành một hệ thống độc lập (giai đoạn 2004-2008), từ năm 2008 đến nay, thực hiện Luật THADS năm 2008, Hệ thống THADS đã được nâng lên một vị thế mới, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Ở Trung ương có Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp, ở cấp tỉnh có Cục THADS trực thuộc Tổng cục THADS, ở cấp huyện có Chi cục THADS trực thuộc Cục THADS cấp tỉnh. Bộ Quốc phòng có Cục THA và Phòng THA cấp quân khu. Hệ thống THADS được vận hành theo cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành và các cấp ủy, chính quyền địa phương.

Trên cơ sở Nghị định số 74/2009/NĐ-CP (nay là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP) và Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục THADS trực thuộc Bộ Tư pháp, đến nay, Tổng cục THADS đã có 08 đơn vị trực thuộc; 63 Cục THADS cấp tỉnh (được cơ cấu từ 04 đến 05 phòng) và 710 Chi cục THADS cấp huyện.

Về đội ngũ cán bộ, trước tháng 7/1993, cán bộ THADS mới chỉ có chức danh CHV và cán bộ khác làm công tác THADS, với tổng số biên chế bàn giao tại thời điểm tháng 7/1993 là 1.126 người, với 700 CHV, phần lớn cán bộ chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định, đặc biệt có nơi không có cán bộ để bàn giao.

Đến nay, cùng với sự phát triển của tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ THADS đã được tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng theo cơ cấu chức danh, ngạch công chức. Toàn Hệ thống đã có 9.616 cán bộ (tăng 8.490 cán bộ so với thời điểm năm 1993), trong đó, 86% cán bộ có trình độ đại học trở lên; cán bộ trực tiếp làm công tác THADS cơ bản đều có trình độ cử nhân luật hoặc tối thiểu là trung cấp luật.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, quản lý nhà nước được chú trọng, qua đó, chất lượng đội ngũ cán bộ THADS ngày càng được nâng lên một cách toàn diện. Về cơ cấu chức danh, ngạch công chức, ngoài CHV - là chức danh có từ năm 1972, hệ thống THADS đã có thêm ngạch Thẩm tra viên (TTV) và Thư ký THA.

Đến nay cả nước đã có 4.128 CHV (chiếm tỷ lệ 43%), 607 TTV (chiếm 6,27%), 1.731 Thư ký THA (chiếm 18%). Hầu hết CHV đều đã có trình độ cử nhân luật, 100% số cán bộ tham gia thi tuyển, bổ nhiệm CHV đều đạt tiêu chuẩn cử nhân luật và đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ CHV theo quy định của Luật THADS.

Cùng với đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Hệ thống THADS không ngừng được kiện toàn đủ về số lượng và đáp ứng về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (tại Tổng cục có 01 Tổng cục trưởng; 04 Phó Tổng cục trưởng và 25 lãnh đạo cấp Vụ;  tại Cục THADS, 63/63 Cục đã có Cục trưởng/Quyền Cục trưởng và 133 Phó Cục trưởng; 681/710 Chi cục THADS có Chi cục trưởng; 28 đơn vị giao Quyền/giao phụ trách Chi cục và 947 Phó Chi cục trưởng). Nhờ đó, công tác phân công, phân nhiệm, chỉ đạo, điều hành trong toàn Hệ thống THADS nói chung và trong từng cơ quan THADS nói riêng ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả. 

Với sự trưởng thành về tổ chức và cán bộ, Hệ thống THADS đã độc lập, chủ động và ngang tầm trong quan hệ phối hợp với các bộ, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương; kỷ luật, kỷ cương công vụ được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Nhờ đó, công tác THADS thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, ngày càng bền vững và đi vào thực chất, cơ bản đều đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội giao hàng năm (từ năm 2009 đến nay kết quả THADS cơ bản đều đạt trên 80% về việc và 70% về tiền so với kết quả đạt 45% về việc và 43% về tiền vào năm 1993, trong khi tổng số việc, số tiền phải tổ chức thi hành hiện nay tăng cao so với những năm 1990 - tăng khoảng 04 lần về việc và 60 lần về tiền).

Kết quả này đã và đang góp phần quan trọng, tích cực vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng. 

Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được sau 70 năm xây dựng và trưởng thành, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chiến lược cải cách tư pháp, cải cách hành chính, một số định hướng lớn trong xây dựng Hệ thống THADS trong thời gian tới đó là:

1. Xây dựng hệ thống tổ chức THADS ngày càng trong sạch, vững mạnh, toàn diện, đáp ứng yêu cầu quản lý  công tác THADS, THA hành chính trên phạm vi cả nước và từng địa phương;

2. Không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ THADS đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng; tập trung thực hiện các giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ THADS; thực hiệt tốt công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, tạo nguồn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý trong toàn hệ thống; đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; 05 chuẩn mực đạo đức người cán bộ tư pháp và chuẩn mực đạo đức CHV trong đội ngũ cán bộ THADS; có chính sách thu hút người có năng lực, trách nhiệm vào Hệ thống THADS;

3. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, bảo đảm công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được thông suốt đồng bộ, hiệu quả; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực, xây dựng hình ảnh người cán bộ THADS thực sự gần dân, hiểu dân và vì dân trong hệ thống THADS.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.