Gỡ khó cho công tác bán đấu giá tài sản

Thông tư về BĐGTS sắp được ban hành kỳ vọng sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý  chặt chẽ, khách quan, minh bạch và tránh thất thoát tài sản
Thông tư về BĐGTS sắp được ban hành kỳ vọng sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, khách quan, minh bạch và tránh thất thoát tài sản
(PLO) - Những khó khăn trong bán đấu giá tài sản (BĐGTS), đặc biệt liên quan đến quy định BĐGTS  trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá,  xử lý khoản tiền đặt trước sau khi đã ký hợp đồng bán tài sản… kỳ vọng sẽ được tháo gỡ trong một thông tư hướng dẫn việc BĐGTS  bảo đảm đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến.
Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô là một vấn đề cấp bách được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong thời gian vừa qua. 
Để đạt mục tiêu đó, ngày 18/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng, ngày 31/5/2013 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 843/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và nội dung Đề án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục BĐGTS  phù hợp với quy định. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc BĐGTS  bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 53
Chỉ bán khi không có khiếu nại
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì việc BĐGTS  trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá vẫn được tiến hành trừ trường hợp tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. 
Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. 
Để hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền quyết định khi bán đấu giá trong trường hợp này, Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định: Khi BĐGTS  không phải là tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá bằng giá khởi điểm thì công ty quản lý tài sản quyết định bán cho người đó. 
Việc bán tài sản trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết, thông báo công khai, trưng bày tài sản và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản.
Làm rõ trách nhiệm của người trúng đấu giá vi phạm
Cũng theo quy định tại Nghị định số 17/CP, người tham gia đấu giá bị mất khoản tiền đặt trước trong ba trường hợp: rút lại giá đã trả, từ chối mua và trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua . 
Thực tế BĐGTS phát sinh nhiều trường hợp người trúng đấu giá không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán sau khi ký hợp đồng, gây thiệt hại cho người có tài sản. Tuy nhiên, để thực hiện được yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là rất khó khăn do thủ tục tố tụng dân sự kéo dài. 
Để xác định rõ trách nhiệm pháp lý của người trúng đấu giá trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ thanh toán, Dự thảo Thông tư quy định theo hướng: sau khi ký hợp đồng bán tài sản, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá được coi là tiền đặt cọc để mua tài sản; người trúng đấu giá vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì việc xử lý khoản tiền này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. Trường hợp công ty quản lý tài sản nhận được khoản tiền này thì việc quản lý, sử dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Với nhiều hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục BĐGTS , hy vọng Thông tư nói trên được ban hành sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, khách quan, minh bạch và tránh thất thoát tài sản.

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.