Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự: Sửa luật để khắc phục tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp tập trung vào một số vấn đề, trong đó có việc bổ sung các quy định nhằm khắc phục tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, thực hiện giám định, gây ảnh hưởng đến tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế thời gian qua.

Còn nhiều bất cập, hạn chế

Trình bày Báo cáo về việc chấp hành pháp luật về giám định trong tố tụng hình sự tại phiên làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp “Việc chấp hành pháp luật về giám định tư pháp tố tụng hình sự” với các cơ quan Trung ương vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, hiện nay, tổng số giám định viên trên toàn quốc là 6.154 người.

Số người giám định tư pháp theo vụ việc được lựa chọn, công bố là 1.630 người trong các lĩnh vực xây dựng, tài chính, ngân hàng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải… Về cơ bản, giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực truyền thống như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đều được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ bài bản và có nhiều kinh nghiệm thực hiện giám định.

Dù vậy nhưng phần lớn đội ngũ người làm giám định tư pháp tại một số lĩnh vực còn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chưa được các bộ, ngành chủ quản đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về giám định chuyên ngành, chủ yếu dựa vào kiến thức chuyên môn thuần túy để vận dụng vào việc thực hiện giám định…

Nguyên nhân của các thực trạng trên được chỉ là do việc các giám định viên kiêm nhiệm chủ yếu làm công tác chuyên môn, không đủ thời gian và điều kiện tập trung vào công tác giám định, nhiều trường hợp chưa được hỗ trợ về phía cơ quan, người quản lý…

Về tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, các tồn tại, hạn chế xuất phát từ việc các giám định viên kiêm nhiệm chủ yếu làm công tác chuyên môn, không đủ thời gian và điều kiện tập trung vào công tác giám định; nhiều trường hợp có tâm lý e ngại, không muốn làm giám định vì trách nhiệm pháp lý rất cao trong khi các điều kiện để thực hiện giám định chưa đảm bảo.

Về hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chỉ ra rằng ở một số địa phương còn tồn tại tình trạng lực lượng pháp y của ngành y tế và pháp y ngành công an chưa có sự phối hợp tốt trong việc tiếp nhận trưng cầu, thực hiện giám định pháp y.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hiếu, là do quy định tại Điều 12 của Luật Giám định tư pháp quy định tổ chức pháp y có ở cả ngành y tế, công an và quân đội. Việc pháp luật quy định chưa hợp lý đã dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo nhất định về chức năng, nhiệm vụ giữa 2 lực lượng pháp y y tế và pháp y công an.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng chỉ ra rằng, một số lĩnh vực có nhu cầu giám định ngày càng cao như tài chính, ngân hàng… nhưng không có tổ chức giám định đầu mối chuyên trách dẫn đến trưng cầu giám định gặp khó khăn, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Bởi lẽ, ở các lĩnh vực này, cơ quan, tổ chức quản lý chưa thực sự coi giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn; chưa xác định đầy đủ về trách nhiệm đối với công tác giám định tư pháp, vai trò của giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng.

Khắc phục chậm trễ trong thực hiện giám định

Từ thực tế trên, Bộ Tư pháp đưa ra một số kiến nghị, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp, tập trung vào một số nội dung như bổ sung quy định về căn cứ, cách thức đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong việc xem xét, sử dụng kết luận giám định; bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về thời hạn giám định, quy định trách nhiệm của các bộ, ngành chuyên quản lý lĩnh vực giám định trong việc ấn định thời hạn giám định cụ thể đối với từng loại việc giám định trong quy trình, quy chuẩn giám định đảm bảo tính đồng bộ, tương thích với quy định của pháp luật tố tụng, đặc biệt là khắc phục tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, thực hiện giám định thời gian qua, gây ảnh hưởng đến tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.

Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp tán thành với nhận định cho rằng một số vụ việc giám định trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai… để phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế còn hạn chế. Theo Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, ngoài những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện đúng theo thời hạn tại Điều 208 của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì các trường hợp khác, việc thực hiện giám định thường bị kéo dài, không đáp ứng yêu cầu theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc cử người giám định ở các bộ, ngành thường không kịp thời, làm chậm quá trình giải quyết vụ án. Thủ tục tiếp nhận trưng cầu giám định và cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định còn rườm rà, chậm chễ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xây dựng, có vụ án thời gian giám định kéo dài tới 5 năm.

Chỉ ra tình trạng có nhiều vụ án “tắc” vì giám định, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Hồng Hà đề nghị sửa đổi nội dung về thời hạn giám định trong Luật. Để tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng, đặc biệt xử lý các vụ án liên quan đến tài sản, ông Hà đề nghị nghiên cứu mở rộng thêm một số lĩnh vực giám định.

Còn Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nhấn mạnh, việc giám định liên quan đến việc quyết định số phận con người; kết quả giám định nếu không chính xác thì “thủ phạm cứ nhơn nhơn, gây phẫn nộ, bức xúc dư luận”. 

Bên cạnh đó, ĐB Nghĩa cho rằng, trong lĩnh vực giám định tư pháp, tham nhũng có thể tấn công “rất dữ dội” và nếu không đào tạo bài bản, quán triệt nghiêm túc, cán bộ giám định rất dễ bị tha hóa, mua chuộc. Do vậy, ĐB Nghĩa nhấn mạnh việc sửa luật phải đảm bảo trên tinh thần vì lợi ích của xã hội, đảm bảo tính độc lập, khách quan và khoa học của giám định tư pháp. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư