“Ghi điểm” với xã hội bằng những mô hình, sáng kiến tích cực

Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa phường Phú Diễn, Hà Nội
Người dân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa phường Phú Diễn, Hà Nội
(PLO) - Có thể nói, năm 2015 thực sự là một năm sôi động của ngành Tư pháp khi gắn chặt với nhiều sự kiện lớn của đất nước. Và trong không khí sôi động ấy, nhiều mô hình, sáng kiến trong công tác tư pháp tiếp tục được triển khai trong thực tiễn nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân.
Giải quyết “điểm nóng” về chậm cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Được hình thành trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, giải pháp “Kiềng ba chân: Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia, Bộ Tư pháp - Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Bộ Công an (C53) - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” thể hiện quyết tâm chính trị cao của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc rút ngắn thời gian cấp Phiếu LLTP cho người dân, giải quyết cơ bản tình trạng chậm cấp Phiếu LLTP tồn tại trong thời gian vừa qua. 
Mô hình “Kiềng 3 chân” có thể nói ngắn gọn là dùng phần mềm “tra cứu án tích” kết hợp với máy scan tốc độ cao để truyền trực tiếp (qua internet) yêu cầu tra cứu thông tin LLTP và hồ sơ của đương sự từ Sở Tư pháp về C53 Bộ Công an và Trung tâm LLTP quốc gia. C53 có trách nhiệm tra cứu và trả kết quả xác minh án tích về Trung tâm LLTP quốc gia qua internet ngay trong ngày. Sau khi rà soát, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của trung tâm, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia sẽ ký công văn trả lời kết quả tra cứu, xác minh rồi truyền qua internet về Sở Tư pháp các địa phương.
Kết quả thử nghiệm bước đầu rất khả quan, theo so sánh của Trung tâm LLTP quốc gia, nếu trước đây hồ sơ giải quyết chậm thì nay 100% hồ sơ gửi về Trung tâm LLTP và C53 tra cứu, xác minh đều được trả kết quả về Sở Tư pháp trong thời hạn pháp luật quy định. 
Nhiều trường hợp chỉ hết 2 - 3 ngày kể từ ngày nhận được Phiếu yêu cầu tra cứu, xác minh qua mạng internet (luật quy định là 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ đối với các trường hợp không phức tạp). Qua gần 1 năm triển khai, đến nay, việc thí điểm đã được mở rộng tại hơn 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 4 vạn Phiếu LLTP đã được cấp cho người dân trong thời hạn pháp luật quy định. 
Bên cạnh đó, trên cơ sở Đề án cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến tại Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; áp dụng thí điểm phương thức cấp Phiếu LLTP qua dịch vụ bưu chính tại Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn, Nghệ An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Tiền Giang và Bình Dương đã bước đầu được triển khai thực hiện hiệu quả. 
Với các dịch vụ này, công dân hoặc người nước ngoài đã từng sinh sống tại Việt Nam dù đang ở bất cứ địa phương nào hoặc đang ở nước ngoài, ngoài phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu LLTP trực tiếp tại trụ sở cơ quan Sở Tư pháp hoặc Trung tâm LLTP quốc gia như hiện nay, đều có thể lựa chọn một trong hai phương thức cấp Phiếu qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký cấp Phiếu trực tuyến với thủ tục đơn giản, thao tác dễ dàng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Người dân hồ hởi đón nhận mô hình khai sinh “3 trong 1”
Thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg về “Đề án thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. 
Việc Thông tư liên tịch được ban hành và triển khai thực hiện đã thay đổi một cách căn bản quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm quyền lợi của trẻ em. Đây là bước cải cách thủ tục hành chính mang tính nhân văn cao, tạo sức lan tỏa và sự đồng tình rất lớn trong xã hội. Bên cạnh đó, giúp đội ngũ cán bộ, công chức của ngành Tư pháp, nhất là đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân.
So với quy định trước đây, Thông tư liên tịch 05 đã mang lại lợi ích thiết thực, giảm thời gian và số lần đi lại của người dân đáng kể. Cụ thể, trước đây khi chưa thực hiện liên thông 3 loại giấy khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, người dân muốn làm thủ tục cho con, cháu mình phải đi lại ít nhất là 6 lần, và thời gian chờ giải quyết phải mất 60 ngày, thậm chí lâu hơn. 
Còn hiện nay, người dân chỉ đến 2 lần để nộp hồ sơ và lấy kết quả, thời gian giải quyết thủ tục theo quy định là 27 ngày. Tuy nhiên, nhiều xã, phường đã giải quyết nhanh gọn, trả kết quả cho người dân trong 5 - 7 ngày, thậm chí yêu cầu hồ sơ nào trả chậm, lỗi hẹn với người dân ở khâu nào thì cán bộ phụ trách lĩnh vực đó phải xin lỗi dân.
Điều đáng nói, việc thực hiện thông tư các thủ tục chuyển do cán bộ một cửa (hoặc tư pháp) đảm nhiệm, chính vì thế người dân sẽ không phải nộp bản sao, đồng nghĩa với việc không mất thêm chi phí. Tích cực hơn, khi hồ sơ đưa được về một đầu mối (UBND xã, phường nhận hồ sơ - thực hiện các khâu trung gian và trả kết quả cho người dân) thì cũng đồng nghĩa với việc giảm tải cho ngành Công an, Bảo hiểm xã hội về chi phí và nhân lực tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
Không những tiện lợi, rút ngắn thời gian đi lại, giảm một khoản chi phí nho nhỏ cho mỗi người dân trong việc làm thủ tục giấy tờ, Thông tư liên tịch 05 đã “cởi trói” khỏi tính bắt buộc trước đây đối với người dân khi làm thủ tục. 
Ông Dương Nguyên Thái - một trong những người đầu tiên được hưởng lợi từ mô hình “3 trong 1” khi làm khai sinh cho cháu tại phường Cầu Diễn (Hà Nội) cho biết: Trước đây, việc đăng ký thường trú cho trẻ mới sinh phải lên Công an quận, còn giờ chỉ việc đến phường, xã là làm được cả 3 thủ tục. Bây giờ người dân có quyền lựa chọn các hình thức làm giấy khai sinh theo ý muốn: có thể làm một thủ tục giấy khai sinh, “2 trong 1” đối với giấy khai sinh và thẻ bảo hiểm y tế, hoặc là “3 trong 1” gồm giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế và đăng ký thường trú...
Tại một số địa phương, điển hình là Hà Nội còn triển khai mô hình này với cách làm mới, được người dân đón nhận. Chẳng hạn như ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), cùng với thực hiện mô hình khai sinh “3 trong 1” theo tinh thần Thông tư liên tịch 05, UBND quận còn có thêm Hướng dẫn số 159 áp dụng thêm việc liên thông với 2 thủ tục là đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú; cấp lại bản chính khai sinh. 
Nói về tiện ích của mô hình này, đại diện quận Nam Từ Liêm cho biết: mô hình này không chỉ thuận tiện cho người dân mà cho cả công tác quản lý của Nhà nước. Trước đây, có không ít người đến làm giấy khai sinh xong lại không đăng ký thường trú, hoặc đến khai tử nhưng không đăng ký xóa thường trú nên đôi lúc công tác cập nhật thông tin, quản lý hộ khẩu chưa kịp thời. Nhờ áp dụng mô hình này, đến nay đã có hàng trăm trường hợp đăng ký giải quyết thủ tục khai sinh theo quy trình này.
Đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng bất động sản
Trên thực tế, thông qua việc kiểm tra công tác đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất tại các địa phương và qua phản ánh của người dân khi thực hiện đăng ký thế chấp cho thấy thời hạn đăng ký thế chấp tại nhiều địa phương còn bị kéo dài quá lâu. 
Có những nơi như Hà Nội, TP HCM… là những thành phố lớn, hàng ngày tiếp nhận lượng hồ sơ đăng ký tương đối lớn, dẫn đến việc không thể giải quyết tất cả các hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm theo thời hạn quy định, nhiều hồ sơ quá hạn. Cá biệt có nơi quy định thời hạn đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. 
Việc kéo dài thời hạn giải quyết không đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nêu trên là do thông tin về bất động sản còn lưu trữ thủ công, chủ yếu trên sổ giấy, trong khi đó việc tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ chủ yếu vẫn được thực hiện trực tiếp. Vì vậy, các Văn phòng đăng ký mất nhiều thời gian để tra cứu, thao tác đăng ký. Ngoài ra, cũng có tình trạng do cơ quan đăng ký gây nhũng nhiễu với khách hàng. Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đang tích cực nghiên cứu xây dựng cơ chế đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là hết sức cần thiết.
Với mô hình đăng ký trực tuyến này, việc đăng ký được thực hiện thông qua việc kiểm tra đơn kê khai trên hệ thống, đối chiếu với các thông tin của giấy tờ được gửi trên hệ thống với thông tin có trong hồ sơ địa chính và cập nhật nội dung đăng ký vào hệ thống. 
Nổi bật hơn cả, mô hình này sẽ giúp người yêu cầu đăng ký không mất thời gian phải đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai mà ngồi bất kỳ nơi đâu cũng có thể truy cập và đăng ký trên hệ thống online. Đây cũng chính là giải pháp hạn chế tối đa sự can thiệp của con người vào quy trình đăng ký mà sự can thiệp này có nguy cơ cao dẫn đến tiêu cực. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư