Đường ngắn nhất để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống

Đường ngắn nhất để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống
(PLO) - Bản báo cáo về công tác triển khai Hiến pháp năm 2013 và xây dựng pháp luật của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày trước phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xong cho thấy công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Chuyển biến thể hiện rõ ở các điểm nhấn là việc xây dựng các văn bản pháp luật kịp thời, đúng kế hoạch, tuân thủ “luật mẹ” là Hiến pháp, hạn chế việc “nợ” do chậm trễ ban hành, làm chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa xây dựng pháp luật với thực thi pháp luật và chú trọng đến việc tạo nhiều điều kiện tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp bằng việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thực tế trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, những ý kiến đóng góp, nhìn nhận thực trạng công tác này đã cho thấy những điểm hạn chế, đặc biệt là việc ban hành các văn bản pháp luật dưới luật có những biểu hiện “trái luật”, gây cản trở đến việc “cởi trói” doanh nghiệp hoặc quyền lợi chính đáng của công dân, điển hình là việc xuất hiện các “giấy phép con” khá thịnh hành hiện nay ở các bộ, ngành khác nhau.

Như một minh chứng và là câu trả lời xác đáng tình trạng này, lãnh đạo Bộ Công thương đã có một động thái được cho là “dũng cảm” khi tuyên bố loại bỏ hàng trăm các “điều kiện kinh doanh” gây khó cho doanh nghiệp. Đây quả là một sự đột phá trong tư duy và hành động, tuy cần đến cả một lộ trình tiếp theo để tạo một hành lang pháp lý thông thoáng, hạn chế đến mức thấp nhất sự nhũng nhiễu doanh nghiệp “có điều kiện kinh doanh, có thủ tục là có chén” như hiện nay và không chỉ ở ngành Công thương mà cần ở các ngành khác, đặc biệt là ở các lĩnh vực quản lý kinh tế hay hành chính nói chung.

Có thể coi là một sáng kiến để gắn việc xây dựng pháp luật với thực thi pháp luật như Bộ trưởng Lê Thành Long báo cáo là thống nhất một đầu mối xây dựng văn bản pháp luật vào các cơ quan pháp chế ở mỗi bộ, ngành. Song, cũng cần thấy rõ một tình trạng như các vị trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra rằng có những Bộ trưởng không ký vào các bản tông kết điều tra, đánh giá tác động của văn bản pháp luật đang được xây dựng.

Như vậy, vô hình trung, đã biến việc lấy ý kiến xây dựng văn bản pháp luật bị vô hiệu hóa và các quan điểm chủ quan, có lợi cho ngành quản lý vẫn được bảo lưu một cách bảo thủ. Tình trạng này trước đây đã gây bức xúc cho một nhà nghiên cứu luật học khi những ý kiến đóng góp của họ bị bỏ qua, dẫn đến việc một luật hoặc một văn bản pháp quy có nhiều sai sót, đặc biệt ít tính khả thi, buộc phải làm lại từ đầu.

Gắn việc xây dựng pháp luật với thực thi pháp luật, đó là con đường ngắn nhất để pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống!

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.