Dự luật Giám định tư pháp tháo gỡ “điểm nghẽn”

 Một phần việc bổ trợ nhưng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình tố tụng trong nhiều vụ án là giám định tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, công tác giám định tư pháp vẫn là “điểm nghẽn” lớn nhất của hoạt động bổ trợ tư pháp do thiếu một cơ chế pháp lý xứng tầm. Xây dựng Luật Giám định tư pháp (GĐTP) đã trở thành việc “không thể chậm trễ”.

Một phần việc bổ trợ nhưng có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình tố tụng trong nhiều vụ án là giám định tư pháp. Tuy nhiên, đến nay, công tác giám định tư pháp vẫn là “điểm nghẽn” lớn nhất của hoạt động bổ trợ tư pháp do thiếu một cơ chế pháp lý xứng tầm. Xây dựng Luật Giám định tư pháp (GĐTP) đã trở thành việc “không thể chậm trễ”.

Mở rộng quyền trưng cầu giám định?

Với tinh thần khâu đột phá của chiến lược cải cách tư pháp là lấy tranh tụng và mở rộng dân chủ trong hoạt động tố tụng, nhiều chuyên gia cho rằng, dự thảo Luật GĐTP cần phải trao cho người tham gia tố tụng, nhất là các đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ trong tố tụng dân sự quyền tự mình trực tiếp yêu cầu tổ chức, cá nhân chuyên môn thực hiện giám định, mà tòa án không trưng cầu giám định hộ các bên đương sự. Chỉ khi thấy thật cần thiết thì thẩm phán mới trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động xét xử.

Tuy nhiên, theo quan điểm ông Trần Công Phàn (Phó Viện trưởng VKSNDTC), không nên mở rộng cho đương sự trong vụ án dân sự trưng cầu GĐTP, mà chỉ được đưa yêu cầu cho cơ quan tiến hành tố tụng để cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trưng cầu hay không. Vì thực tế, dù việc dân sự “cốt ở đôi bên”, nhưng khi đã đưa ra đến tòa án giải quyết thì nghĩa là “hai bên không thể tự giải quyết được vụ việc”.

Còn người tham gia tố tụng vẫn có quyền trực tiếp yêu cầu các cá nhân, tổ chức chuyên môn thực hiện giám định để thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, để tranh tụng.

Cũng từ đó, các chuyên gia cho rằng, chỉ những trưng cầu giám định phục vụ cho hoạt động tố tụng (điều tra, truy tố, xét xử) thì được coi là GĐTP. Các giám định khác, như tổ chức pháp y quân đội còn thực hiện giám định để tìm liệt sỹ…, thì không coi là GĐTP theo dự thảo Luật này.

Xác định được vấn đề này sẽ góp phần giải quyết thấu đáo những vấn đề liên quan trong hoạt động GĐTP như vị trí, chế độ, chính sách cho giám định viên, vai trò của các kết luận giám định…

Củng cố lực lượng giám định viên

Một chuyên gia trong lĩnh vực giám định, ông Vũ Dương (Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia) đề nghị phải bổ nhiệm giám định viên (GĐV) vụ việc đối với những nơi chưa có tổ chức giám định và không nên thành lập tổ chức chuyên môn ở những nơi đã có tổ chức giám định, tránh chồng chéo trong hoạt động.

Song song với đội ngũ GĐV chuyên nghiệp tại các tổ chức giám định, thì cần phải có qui định về GĐV kiêm nhiệm, là những chuyên gia trong các lĩnh vực. Không chỉ vị trí GĐV chuyên nghiệp “bị chê” mà các chuyên gia được mời làm GĐV theo từng vụ việc cũng không “mặn mà”. Tất cả vì chính sách, chế độ cho đội ngũ GĐV còn chưa đáp ứng được công sức mà họ đã bỏ ra khi thực hiện giám định. “Nếu không bổ nhiệm sẽ không thể giải quyết chế độ cho họ vì cơ quan chủ quản không có trách nhiệm đó”. Hiện, chế độ cho GĐV quá “eo hẹp” nên không thể thu hút đội ngũ GĐV.

Bên cạnh đó, vấn đề cũng đang làm khó cho hoạt động giám định là việc trưng cầu GĐV độc lập thì không tổ chức nào đứng chịu trách nhiệm (thể hiện qua con dấu). Mà như vậy, sẽ không thể “lưu trữ kết luận giám định trong 30 năm như qui định” – ông Dương lưu ý.

Do vậy, qui định bắt buộc các tổ chức quản lý GĐV phải đóng dấu vào biên bản giám định là cần thiết để tạo căn cứ pháp lý và phục vụ cho việc lưu trữ, không để xảy ra tình trạng khi cần biên bản giám định thì không biết bên nào giữ.

Dự thảo Luật GĐTP còn rất nhiều vấn đề cần được bàn thảo để làm rõ, như xã hội hóa hoạt động GĐTP, tổ chức thực hiện GĐTP, chủ thể thực hiện GĐTP, quản lý nhà nước về GĐTP…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:

“GĐTP là “điểm nghẽn” vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng và tác động đến đời sống xã hội với những hậu quả khôn lường. Do vậy, cần có những “đột phá” để xây dựng được thể chế cho công tác GĐTP. 

Theo đó, Dự luật cần xác định rõ GĐTP căn cứ vào mục đích của trưng cầu giám định. Nên mở rộng đối tượng được trưng cầu giám định trong các vụ việc dân sự. Đặc biệt, cần bảo đảm tính độc lập của hoạt động giám định vì điều Nhà nước và người dân cần là những kết luận giám định khoa học, khách quan, độc lập. Đồng thời, phải xác định được vị thế của các GĐV. 

Đối với việc xã hội hóa hoạt động GĐTP thì cần có cơ chế để sử dụng các cơ quan chuyên môn trong các khu vực trong và ngoài Nhà nước như các cơ quan kiểm toán, giám sát thiết kế xây dựng,… vào hoạt động GĐTP. Bên cạnh đó, vẫn tạo hành lang pháp lý cho những người có nhu cầu, khả năng thực hiện hoạt động giám định theo yêu cầu của xã hội.  Đã đến lúc phải tính đến việc khôi phục lại đội ngũ GĐV kiêm nhiệm và có qui định để việc cấp Thẻ GĐV “thực chất hơn”.

Huy Anh

Đọc thêm

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.