Đề xuất lập cơ quan chuyên soạn thảo văn bản pháp luật

Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường
Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại hội trường
(PLO) - Hôm qua 27/11, thảo luận về Dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật, nhiều Đại biểu Quốc hội đánh giá cao quy định thu gọn chủ thể ban hành văn bản; quy trình bắt buộc xây dựng chính sách trước khi soạn thảo văn bản cũng như việc lấy ý kiến nhân dân...
Tuy nhiên, nhiều Đại biểu đề nghị các quy định này phải rõ ràng, đảm bảo tính khả thi.
Vẫn thiếu định hướng
Đại biểu (ĐB) Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) đánh giá cao những điểm mới của Dự thảo Luật, đặc biệt việc bổ sung quy trình thảo luận về chính sách của văn bản pháp luật. Theo ĐB Lộc: “Luật hiện hành không có giai đoạn định hình chính sách cho mỗi văn bản pháp luật. Điều này khiến cho các dự thảo không có định hướng chính sách rõ ràng. Việc thiếu định hướng khiến cho người soạn thảo giống như anh “đẽo cày giữa đường”. Tuy nhiên, ĐB Lộc chưa bằng lòng vì “Dự thảo không định nghĩa chính sách là gì, gồm những nội dung nào, căn cứ vào đâu để đánh giá chính sách, do đó, Dự thảo cần làm rõ”.
Cùng về xây dựng và hoạch định chính sách liên quan đến các dự án luật, ĐB Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) cho rằng: “Nếu chúng ta làm chặt, làm rõ về nội dung chính sách từ đầu vào thì rất quan trọng, nhưng không chỉ ở giai đoạn trình kiến nghị về luật mà đó là cả một sợi dây kết nối liên thông như sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ hình ảnh, ý tưởng đến việc thẩm định, thẩm tra và ra đến Quốc hội cho đến khi dự án luật thông qua, có thể coi là chính sách mới hoàn thiện”. Vì lý do này, ĐB kiến nghị: “Cần phải phát huy vai trò của Hội đồng thẩm định, nhất là của Bộ Tư pháp”.
Với nhiều gợi ý từ quy trình xây dựng chính sách, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) lại có góc nhìn khác căn cơ về đội ngũ cán bộ. “Cần nhanh chóng đào tạo và xây dựng đội ngũ chuyên về soạn thảo văn bản pháp luật và xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Trong khi chưa có nhiều chuyên gia giỏi về soạn thảo văn bản pháp luật thì việc soạn thảo nên tập trung về một mối và có thể là thành lập một cơ quan chuyên soạn thảo văn bản pháp luật thuộc Chính phủ hoặc thuộc Bộ Tư pháp. Các bộ, ngành chỉ làm nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích chính sách. Khi chính sách đã được Chính phủ quyết định thì sẽ chuyển về cơ quan chuyên môn này để dịch thành pháp luật”- ĐB Thúy đề xuất.
Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan
Thảo luận về Dự án Luật, một trong những vấn đề được nhiều ĐB quan tâm là việc lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng văn bản. ĐB chỉ ra rằng, hiện nay việc lấy ý kiến nhiều khi vẫn là hình thức, khó tiếp cận. 
Vấn đề này, ĐB Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) đề nghị: “Đối với người dân cần có quy trình cụ thể về việc lấy ý kiến của đại diện các đối tượng chịu sự tác động của pháp luật sẽ được ban hành, không nên quy định chung chung việc lấy ý kiến qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Còn đối với doanh nghiệp, cần tiếp tục việc lấy ý kiến trực tiếp của đại diện cộng đồng doanh nghiệp thông qua tổ chức VCCI như hiện nay để bảo đảm thiết thực, hiệu quả.”
Cùng với việc lấy ý kiến còn hình thức, nhiều ĐB còn nêu những bất cập khi hiện nay chưa có cơ chế rõ ràng giải trình về những vấn đề tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của người dân. ĐB Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) rốt ráo: “Dự luật cũng cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức lấy ý kiến, phải công khai ý kiến đóng góp với thời lượng cụ thể, phù hợp và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp đó phải theo cơ chế công khai, minh bạch. Đặc biệt, cần chú ý quy định rõ trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, phải tiếp tục lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động khi Dự thảo đã có những nội dung thay đổi lớn, có nhiều tác động đến đối tượng điều chỉnh”.
Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật sẽ được tiếp tục tiếp thu, chỉnh lý để Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp sau. 
* Đại biểu Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ): Tôi đề nghị không nên quy định cho cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền ban hành văn bản, vì đây là cấp không được phân cấp ra chính sách nên không có nhu cầu thể chế hóa chính sách thành pháp luật. Mặt khác, trên thực tế nhóm này cũng không có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật mới. Cho nên, việc ban hành văn bản trên thực tế là sao chép một cách không đầy đủ các quy phạm pháp luật từ các văn bản của Trung ương và cơ quan cấp trên, dẫn đến việc chồng chéo nhiều lượng văn bản chúng ta không kiểm soát được, tình trạng vi hiến, vi phạm pháp luật thì khá phổ biến.
* Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình): Tôi tán thành với phương án 1, để tiếp tục thu gọn hình thức văn bản pháp luật và thu hẹp thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của một số chủ thể cơ quan, đồng thời đơn giản hóa hệ thống pháp luật, làm cho hệ thống pháp luật dễ tiếp cận, dễ áp dụng, dễ tuân thủ bởi chi phí thấp, khắc phục được hệ thống pháp luật rườm rà, phức tạp như hiện nay thì không quy định hình thức văn bản nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch. Không quy định việc ban hành thông tư của Chánh án TANDTC, của Viện trưởng VKSNDTC và quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, hình thức chỉ thị của UBND. 
* Đại biểu Nguyễn Văn Pha (Nam Định): Theo Điều 5 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quan hệ giữa Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ phối hợp. Trên cơ sở quy chế phối hợp công tác, việc ban hành các nội dung liên tịch là nhằm đưa quan hệ phối hợp giữa hai bên vào một khuôn khổ pháp lý chung mà thôi. Hơn 10 năm qua, hình thức văn bản pháp luật này đã thực sự phát huy tác dụng quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước, rất cần được tiếp tục duy trì. Chúng tôi thấy việc giữ lại hình thức văn bản pháp luật này chỉ có tốt và không hề làm cồng kềnh thêm hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội không chấp nhận việc bãi bỏ hình thức văn bản pháp luật này, nghiên cứu để đưa cả hình thức liên tịch giữa Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh của Luật này.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.