Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Đột phá từ chuyển đổi số

Chương trình tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện “Đã uống rượu, bia không lái xe” là một trong những hoạt động điểm nhấn hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020.
Chương trình tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện “Đã uống rượu, bia không lái xe” là một trong những hoạt động điểm nhấn hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020.
(PLVN) - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đang đứng trước những đòi hỏi, thách thức mới cần phải có sự thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm.

Lan tỏa tinh thần pháp luật qua các cuộc thi trực tuyến

Công tác PBGDPL thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Nội dung, hình thức PBGDPL đã có sự đổi mới, phù hợp hơn với từng đối tượng, địa bàn, trong đó, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL đã từng bước được chú trọng triển khai và đạt được kết quả bước đầu.

Năm vừa qua, trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và có thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Bộ, ngành Tư pháp đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, định hướng chuyển đổi số đối với công tác PBGDPL trong toàn quốc. Nhờ đó, đã cải thiện điều kiện tiếp cận, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ thông tin pháp luật. 

Các cuộc thi trực tuyến về kiến thức pháp luật với quy mô toàn quốc như: Pháp luật học đường, Pháp luật với mọi người,… đã thu hút hàng triệu lượt người tham gia, tạo những sân chơi tìm hiểu pháp luật thực sự bổ ích, hiệu quả. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này đã thể hiện quyết tâm của Bộ, ngành Tư pháp trong việc đổi mới, đa dạng hóa hình thức tiếp cận pháp luật cho người dân.

Theo số liệu tổng hợp năm 2020, trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19, mặc dù số cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật giảm nhưng số tài liệu pháp luật được phát miễn phí cho người dân tăng mạnh. Cụ thể: Các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức 851.570 cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp (giảm 13,3% so với năm 2019); phát miễn phí gần 65 triệu bản tài liệu tuyên truyền, PBGDPL (tăng khoảng 30% so với năm 2019). Tính từ năm 2016-2020, cả nước đã tổ chức trên 5,3 triệu cuộc tuyên truyền pháp luật trực tiếp; phát miễn phí hơn 287 triệu bản tài liệu tuyên truyền, PBGDPL.

Đặc biệt, hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật hàng năm được các bộ, ngành, địa phương tổ chức hiệu quả, tạo được sự lan tỏa về tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong cán bộ, nhân dân. Trong các năm 2019-2020, toàn Ngành đã tích cực tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; phối hợp tham mưu cho Ban Bí thư ban hành Kết luận số 80/KL-TW ngày 20/6/2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành và đang tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW.

Nhân rộng mô hình mới, hiệu quả

Song song với các hình thức PBGDPL truyền thống, các mô hình mới, hiệu quả, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả cả trong thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, trong đó phải kể đến hình thức tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến. Như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu quy định của pháp luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá và hạn chế sử dụng hình ảnh thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh” thu hút sự tham gia của 2.890 tổ chức, cá nhân với nhiều bài dự thi có chất lượng cao. Tỉnh Bình Dương tổ chức cuộc thi “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” và cuộc thi “Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” thu hút 450.314 lượt truy cập với 119.560 tài khoản tham dự cuộc thi. Tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công đợt 1 cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2020” với 48.310 thí sinh tham gia, 190.895 lượt thi. 

Ngoài ra, còn có các hội thi tìm hiểu pháp luật gắn với các lĩnh vực, các nhóm đối tượng cụ thể như: Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật và Chương trình tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện “Đã uống rượu, bia không lái xe” do Bộ Tư pháp phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Ủy ban Dân tộc tổ chức thành công Hội thi tìm hiểu chính sách, pháp luật giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số khu vực Nam Bộ. Hội thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật” (Tuyên Quang); Hội thi “Nông dân với pháp luật về đất đai” (Vĩnh Phúc)... Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn Giáo dục Egroup hoàn thành việc tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật “Pháp luật học đường”; tổ chức cuộc thi trực tuyến “Pháp luật cho mọi người” thu hút hơn 900.000 người tham gia.

Cùng với đó là nhiều hình thức PBGDPL mới mẻ, hiệu quả như: Tổ chức triển khai, phổ biến các văn bản pháp luật mới theo hình thức trực tuyến (Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An); thực hiện PBGDPL qua facebook, trang fanpage, youtube, zalo (Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bạc Liêu, Bắc Giang, Đồng Tháp, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang…).

Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật là một trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả tốt.
Thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật là một trong những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả tốt.

Chuyển đổi số - xu thế tất yếu

Đáng chú ý, năm vừa qua Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Tọa đàm “Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL” để trao đổi, bàn giải pháp tiếp tục thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác này. Đồng thời triển khai các giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng Cổng/Trang thông tin điện tử PBGDPL cấp tỉnh thuộc phạm vi Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021”, trong đó có một số địa phương đã hoàn thành xây dựng Trang thông tin điện tử PBGDPL (Yên Bái, Lai Châu, Khánh Hòa, Thừa Thiên - Huế…).

Theo đánh giá của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, việc tổ chức Tọa đàm có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định sự cần thiết, vị trí, vai trò của chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; đồng thời, đây cũng là diễn đàn để chia sẻ các mô hình hay, cách làm hiệu quả, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; xác định các giải pháp công nghệ hiệu quả để thực hiện chuyển đổi số công tác PBGDPL. 

Kết quả của Tọa đàm sẽ là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Tư pháp triển khai thực hiện các giải pháp, lộ trình thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL phù hợp với bối cảnh và yêu cầu công tác PBGDPL trong tình hình mới. Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án chuyển đổi số trong công tác PBGDPL và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng PBGDPL Trung ương và các địa phương.

Còn Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định chuyển đổi số trong PBGDPL là cách tiếp cận mới và chính sự phát triển nhanh của công nghệ số đã cho phép người dân và doanh nghiệp cùng tham gia vào ngay từ đầu trong quá trình xây dựng văn bản. Công tác PBGDPL trong thời gian tới phải đảm bảo sự đổi mới nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL là tất yếu, là một trong những giải pháp căn cơ, có tính đột phá để thay đổi tổng thể, toàn diện diện mạo, cách thức PBGDPL dựa trên sự phát triển của các công nghệ số, tạo điều kiện cho người dân tự học tập, tìm hiểu pháp luật, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Từ đó sẽ giúp cho hoạt động PBGDPL không bị giới hạn về không gian, tạo sự lan toả rộng lớn và nhanh chóng các thông tin pháp luật chính thống; nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; giúp người dân dễ dàng, thuận lợi trong khai thác, sử dụng pháp luật để bảo vệ và thực thi các quyền, nghĩa vụ pháp lý. 

Trong năm 2021, một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong công tác PBGDPL đó là các bộ, ngành, địa phương có kế hoạch cụ thể và ưu tiên nguồn lực tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; hoàn thành việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 – 2021”.

Triển khai công tác PBGDPL toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, trong đó tập trung vào các văn bản pháp luật mới được ban hành và pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục nghiên cứu, triển khai chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia…

Để làm được điều này, cần thực hiện tốt việc quản lý, khai thác, vận hành các cổng hoặc trang thông tin điện tử PBGDPL; tăng cường triển khai PBGDPL qua ứng dụng mạng xã hội; nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng PBGDPL trên điện thoại. Tăng cường, khuyến khích nhân dân tra cứu thông tin pháp luật trên các kênh truyền hình pháp luật; các diễn đàn trực tuyến nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền PBGDPL cho đội ngũ cán bộ tư pháp, tuyên truyền viên pháp luật cơ sở, giúp đội ngũ này hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.