Cần một cơ chế ngăn chặn lạm dụng quyền tự quản

Ảnh minh họa: MH
Ảnh minh họa: MH
(PLO) - Trong khi hoạt động của các Hội đang góp phần "khỏa lấp các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường" - như cách đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế - thì sự phát triển và hoạt động của các Hội lại vẫn còn phải chờ một khung pháp lý ở tầm luật.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Luật về Hội dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2015). Mặc dù được khởi động từ năm 1990 và Quốc hội đã cho ý kiến một lần (năm 2006) nhưng theo ông Nguyễn Ngọc Lâm - nguyên Vụ trưởng Vụ Các tổ chức phi chính phủ (Bộ Nội vụ), Dự thảo Luật về Hội vẫn cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để khi được ban hành sẽ "giúp các Hội yên tâm đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước".
Nên tạo môi trường thuận lợi cho các Hội phát triển
Ông có thể đánh giá tổng quan về vai trò của các Hội và sự cần thiết phải ban hành một đạo luật về Hội trong tình hình hiện nay?
- Cho đến hôm nay, các Hội ở Việt Nam phát triển rất nhanh, hoạt động đa dạng trên tất cả các lĩnh vực của xã hội mà pháp luật không cấm. Qua nhiều năm làm quản lý các tổ chức phi chính phủ, tôi luôn đánh giá là các Hội đã hoạt động tốt, có đóng góp cho sự phát triển của đất nước, tức là họ đã tham gia một cách tích cực để "khỏa lấp các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường" như cách nói của quốc tế và họ đang hoạt động rất say sưa trong xóa đói giảm nghèo, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, phòng chống tệ nạn xã hội... 
Tôi cho rằng từ những thành tích rất đáng trân trọng mà các Hội đã đạt được này, việc ban hành một đạo luật về Hội là yêu cầu cần thiết để các Hội yên tâm đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Thực ra mà nói, cho đến nay, hầu hết các nước đều có Luật về Hội với những tên gọi khác nhau vì thấy rằng trong quá trình phát triển rất cần một khung pháp lý cho các Hội hoạt động. Ở Việt Nam, Nhà nước cũng rất quan tâm đến việc này. Ngay từ năm 1952 đã có Sắc lệnh về Hội, năm 1957 cũng đã có Luật về Hội nhưng rất tiếc là từ năm 1957 đến nay, do nhiều lý do mà ta chưa có một đạo luật mới về Hội phù hợp với điều kiện mới.
Dự thảo Luật có ý nghĩa với các Hội như vậy, còn về phía quản lý nhà nước thì như thế nào?
- Trước hết, đừng đặt quản lý nhà nước thành vấn đề gì ghê gớm mà trong lĩnh vực hoạt động của Hội thì quản lý nhà nước thực chất là tạo môi trường thuận lợi cho các Hội phát triển và đóng góp cho sự phát triển chung. Như vậy, Nhà nước cũng rất cần có một đạo luật về Hội để đưa mọi lực lượng xã hội vào tham gia xây dựng đất nước, hoạt động trong một "đường" đã được vạch ra. Đây là điều quan trọng của một Nhà nước kiến tạo phát triển như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nhấn mạnh: "Nhà nước phải tạo ra một môi trường, điều kiện và có chính sách để các tổ chức tham gia đóng góp".
Theo ông, trong Dự thảo Luật về Hội cần có cơ chế nào để các Hội hoạt động đúng khuôn khổ như ông vừa đề cập, không có "kẽ hở" cho việc lạm dụng các quyền tự quản, tự quyết của các Hội trong quá trình hoạt động?
- Thực ra về quản lý, tuy chưa có luật mới nhưng chúng ta đã "vẽ" ra khuôn khổ để quản lý nhà nước về hoạt động của các Hội thông qua Nghị định 88/2003, Nghị định 45/2010. Qua đó, quản lý nhà nước đã làm khá tốt. Và trong điều kiện mới hiện nay, khi các Hội đang trưởng thành và có đóng góp, hội nhập thì Dự thảo Luật về Hội phải có qui định cụ thể để vừa phát huy tinh thần tự quản, tự chịu trách nhiệm của các Hội, vừa đảm bảo sự quản lý của Nhà nước. Theo tôi, đây là cơ chế để không có sự lạm dụng quyền của các Hội trong quá trình hoạt động.
Ông Nguyễn Ngọc Lâm
Ông Nguyễn Ngọc Lâm
Không hỗ trợ kiểu "rót tiền, biên chế hàng năm"
Hoạt động của các Hội dựa vào các nguồn quỹ từ xã hội. Vậy Dự thảo Luật nên có qui định để kiềm chế sự ảnh hưởng của các chủ thể cung cấp nguồn quỹ đến hoạt động của các Hội hay không?
- Trong Bộ Nguyên tắc về sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của các Hội vừa được công bố hôm 2/7 có nội dung quan trọng là phải đa dạng các nguồn quỹ để các Hội hoạt động theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải. Chính sự đa dạng nguồn quỹ sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng đến hoạt động của Hội và tạo sự độc lập, tự chủ cho Hội trong việc thực hiện các mục tiêu hoạt động. Điều này theo tôi cũng nên được đề cập trong nội dung về chính sách đối với Hội trong Dự thảo Luật.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là theo kinh nghiệm quản lý Hội của nhiều nước thì Nhà nước nào cũng có sự hỗ trợ cho các Hội và Nhà nước càng giàu càng hỗ trợ nhiều vì các Hội hoạt động vì xã hội. Không nên nghĩ rằng, việc Nhà nước hỗ trợ cho các Hội sẽ làm tốn ngân sách vì các Hội sẽ tổ chức các dịch vụ mà Nhà nước làm không hiệu quả bằng để phục vụ cho cộng đồng, nhất là những người yếu thế vì các Hội hoạt động sát dân, thông hiểu yêu cầu của nhiều tầng lớp nhân dân. Như vậy, việc hỗ trợ của Nhà nước thực chất là chuyển nguồn lực thực hiện các dịch vụ công từ Nhà nước cho các Hội mà thôi.
Nhưng thực tế cho thấy, việc Nhà nước hỗ trợ cho một số Hội đang bị "kêu" là trái với nguyên tắc hoạt động tự nguyện, tự quản của các tổ chức này. Ông lý giải như thế nào về đề xuất có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các Hội trong Dự thảo Luật?
- Ở đây phải thay đổi nhận thức rằng việc hỗ trợ của Nhà nước cho các Hội là rót tiền, biên chế hàng năm sẽ khiến "nhà nước hóa các Hội", mà thông qua các chương trình hoạt động, Nhà nước hỗ trợ cho các sáng kiến vì xã hội thì sẽ làm cho các Hội phải năng động, tự đa dạng các nguồn kinh phí hoạt động, không ỷ lại nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Điều này rất quan trọng khi có Luật về Hội để có chính sách cho các Hội hoạt động hiệu quả.
Đề cao trách nhiệm giải trình đối với ý kiến phản biện của các Hội
Một vấn đề được quan tâm là vai trò của các Hội trong quá trình hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật. Theo ông, Dự thảo Luật về Hội nên đề cập đến vấn đề này như thế nào để đảm bảo thực hiện trong thực tiễn?
- Thực ra, văn bản pháp luật về Hội cùng với việc qui định các vấn đề về tổ chức, hoạt động của các Hội thì rất cần qui định rõ quyền của các Hội trong việc được tư vấn, phản biện, đóng góp cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật. Đây là vấn đề rất quan trọng vì thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ cho người dân, xã hội, các Hội có hiểu, đánh giá được mức độ phù hợp của các chính sách, qui định pháp luật trong đời sống nên ý kiến của các Hội sẽ góp phần đem đến tính khả thi cho chính sách và qui định pháp luật.
Theo tôi được biết, Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) cũng đã kế thừa qui định này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, nhưng tôi quan tâm đến việc thực thi để làm thế nào hô hào được sự đóng góp trí tuệ của các Hội trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. Vì thế, Dự thảo Luật về Hội cũng cần có qui định cụ thể hóa để phát huy được trí tuệ của các Hội trong xây dựng và cả thực thi chính sách, pháp luật. 
Vậy có cần cụ thể đến mức qui định bắt buộc phải có đại diện của các Hội liên quan đến lĩnh vực mà Dự thảo Luật điều chỉnh trong Ban soạn thảo hay không, thưa ông?
- Việc có đại diện của các Hội trong tất cả các Ban soạn thảo dự án VBQPPL thực ra không cần thiết vì còn phụ thuộc vào điều kiện xây dựng các dự án luật cụ thể. Tuy nhiên, Dự thảo Luật về Hội cần nêu rõ được trách nhiệm của Nhà nước trong việc trả lời ý kiến đóng góp của các Hội về dự thảo VBQPPL, chính sách để thấy được sự trân trọng của Nhà nước đối với vai trò phản biện của các Hội; đồng thời cũng tăng thêm yêu cầu cho cơ quan soạn thảo dự án VBQPPL phải tự nâng trình độ trong việc giải trình, tiếp thu các ý kiến xây dựng VBQPPL, động viên các Hội tham gia mạnh mẽ hơn vào quá trình xây dựng pháp luật, nhất là đối với các VBQPPL liên quan đến lĩnh vực hoạt động của các Hội và sự phát triển chung của xã hội.
Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.