Cần hướng dẫn cụ thể về chế định bào chữa viên nhân dân

Ảnh minh họa một phiên tòa mẫu ở TAND TP.Nam Định
Ảnh minh họa một phiên tòa mẫu ở TAND TP.Nam Định
(PLO) - Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, trong bối cảnh số lượng luật sư chưa đủ hiện nay thì rất cần những hướng dẫn cụ thể hơn về chế định bào chữa viên nhân dân để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng gia tăng của người dân.
Tham gia tố tụng rất hiếm hoi
Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định người bào chữa có thể là luật sư; người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân. Trong đó, bào chữa viên nhân dân là người bào chữa được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các tổ chức thành viên của  MTTQ cử ra để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức này.
Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 2/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một người được coi là bào chữa viên nhân dân khi người đó được Ủy ban MTTQ, tổ chức thành viên của MTTQ cử ra bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Tòa án sẽ căn cứ vào giấy giới thiệu của Ủy ban MTTQ hoặc tổ chức thành viên từ cấp xã, phường trở lên mà cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bào chữa viên nhân dân. 
Theo Thông tư số 70/2011/TT-BCA quy định chi tiết thi hành liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại BLTTHS thì thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa đối với bào chữa viên nhân dân được tiến hành khi có đủ 4 loại giấy tờ gồm bản sao giấy chứng minh nhân dân; giấy giới thiệu của Ủy ban MTTQ, tổ chức thành viên của MTTQ nơi người bị giam giữ, bị can là thành viên; giấy tờ chứng minh là thành viên của Ủy ban MTTQ, tổ chức thành viên của MTTQ cử đến; văn bản của người bị tạm giữ, bị can đề nghị MTTQ Việt Nam, tổ chức thành viên của MTTQ nơi người bị tạm giữ, bị can là thành viên cử người bào chữa cho họ.
Thế nhưng, điều đáng nói là cả Nghị quyết 03 lẫn Thông tư 70 đều chỉ đề cập đến điều kiện cấp giấy chứng nhận người bào chữa mà không quy định điều kiện, tiêu chuẩn để một người được công nhận là bào chữa viên nhân dân, thẩm quyền công nhận bào chữa viên nhân dân, quyền và nghĩa vụ của bào chữa viên nhân dân, cách thức tổ chức, quản lý và cử tham gia bào chữa. 
Trong thực tế, hoạt động của bào chữa viên nhân dân cũng không được tổ chức thành một hệ thống nên chức danh này tuy vẫn được ghi nhận trong BLTTHS đang có hiệu lực thi hành nhưng bào chữa viên nhân dân tham gia tố tụng rất hiếm hoi. Vai trò của bào chữa viên nhân dân đang dần bị quên lãng và hiện nay khi nói đến người bào chữa thì người ta thường nghĩ ngay đến luật sư.
Quy định đầy tính nhân văn cần được hướng dẫn cụ thể
Có điều, cả nước hiện mới có 8.675 luật sư và gần 500 trợ giúp viên pháp lý, đặc biệt số vụ án hình sự có người bào chữa ở nước ta mới khoảng 20% (gồm cả luật sư tham gia theo diện chỉ định), 80% các vụ án hình sự còn lại bị cáo “trắng” người bào chữa. Tỷ lệ luật sư nước ta cũng mới ở mức trung bình là 1 luật sư/14.000 người dân, trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250.
Bên cạnh số lượng luật sư so với dân số còn rất thấp, đội ngũ luật sư lại phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng, trung du và vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn. Số lượng luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhất là TP.Hà Nội và TP.HCM, còn tại nhiều địa phương, số lượng luật sư không đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng gia tăng của người dân, ngay cả trong việc thực hiện bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sư.
Thực trạng trên đang đặt ra yêu cầu cần phải mở rộng phạm vi những người có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cả về phương diện pháp lý lẫn thực tiễn. Bởi pháp luật đã quy định không chỉ có luật sư là người bào chữa mà cho phép cả người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân được tham gia. Có thể thấy, đây là quy định “mở” đầy tính nhân văn nhằm tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không có điều kiện mời luật sư bào chữa thì có thể nhờ anh em, người thân… có năng lực, trình độ pháp lý, hiểu biết nhất định để giúp mình bào chữa trước Tòa.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, trong tương lai cần nghiên cứu từng bước mở rộng phạm vi của những người có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa không chỉ giới hạn trong khuôn khổ quy định của BLTTHS hiện hành để đảm bảo quyền được bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. 
Trước mắt, để đảm bảo các vụ án hình sự có người bào chữa tham gia, đảm bảo hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự, tại một hội thảo mới đây, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam Tạ Thị Minh Lý đề xuất cần có quy định cụ thể về chế định bào chữa viên nhân dân bằng một nghị định hoặc thông tư liên tịch. Liên ngành Tư pháp Trung ương cần thống nhất hướng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của người muốn trở thành bào chữa viên nhân dân, trình tự thủ tục tham gia tố tụng, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm…, góp phần mở rộng người bào chữa tham gia tố tụng, đảm bảo cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện tốt quyền được bào chữa cũng như tận dụng được sự đóng góp cho xã hội của những người am hiểu pháp luật mà không hành nghề luật sư.

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.