Cải cách thể chế: Điểm nhấn quan trọng trong kết quả cải cách hành chính năm 2019

Cải cách thể chế: Điểm nhấn quan trọng trong kết quả cải cách hành chính năm 2019
(PLVN) -Những kết quả đạt được trong cải cách thể chế góp phần quan trọng vào thành tích đứng thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính – PAR INDEX Bộ Tư pháp trong năm 2019.

Cải cách hành chính được Đảng, Nhà nước xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược để đưa nước ta phát triển nhanh, bền vững. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính từ trung ương tới cơ sở, trong đó, đã xác định một trong những trọng tâm thực hiện là công tác cải cách thể chế. Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2019, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành, địa phương tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện cải cách thể chế với mục tiêu là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp. Những kết quả đạt được trong cải cách thể chế góp phần quan trọng vào thành tích đứng thứ 3 về Chỉ số cải cách hành chính – PAR INDEX Bộ Tư pháp trong năm 2019.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện thể chế

Năm 2019, Bộ Tư pháp đã tập trung nguồn lực, cùng với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã được Đảng, Nhà nước giao chủ trì tham mưu tổng kết, sơ kết nhiều nghị quyết, văn bản quan trọng, như Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Chỉ thị số 39-CT/TW về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp; sơ kết Hiến pháp năm 2013... Qua đó đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chính sách pháp luật đối với các lĩnh vực nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn tới.

Năm 2019, chất lượng hồ sơ các dự án luật, nghị quyết tiếp tục được cải thiện; các dự án do Chính phủ trình được Quốc hội thông qua với tỷ lệ cao. Nội dung của các luật, nghị quyết đã kịp thời thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh, tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng, an ninh, đáp ứng yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua 17 luật, 03 nghị quyết; cho ý kiến 08 dự án luật và 01 pháp lệnh do Chính phủ trình.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật ngày càng được tăng cường. Trong năm, chất lượng công tác thẩm định các dự án Luật được nâng lên rõ rệt, thể hiện rõ hơn về chính kiến, chất lượng, tính khả thi của các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được các bộ, ngành, địa phương thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; qua đó đã phát hiện và đôn đốc xử lý kịp thời các văn bản trái pháp luật, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; ngăn ngừa hậu quả, tác hại do văn bản trái pháp luật gây ra đối với xã hội. Năm 2019, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 13.391 văn bản QPPL, qua kiểm tra đã phát hiện và kết luận đối với 531 văn bản. Năm 2019, cả nước đã xử lý được 287 văn bản (đạt 54,04%), còn 244 văn bản đang được tiếp tục xử lý.

Bộ Tư pháp đã cùng các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2 (2014-2018); lần đầu tiên xác định và công bố đầy đủ số liệu các văn bản QPPL đang có hiệu lực trên cả nước.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thi hành và theo dõi tình hình thi hành pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tập trung và hiệu quả hơn. Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và tư pháp địa phương đã quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin, huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã nỗ lực tham mưu Chính phủ thực hiện các giải pháp hiệu quả nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật được nâng lên 17 bậc so với năm 2018 góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.

Những kết quả công tác cải cách thể chế nêu trên đã tiếp tục góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, củng cố, hoàn thiện những nền tảng chính trị-pháp lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng bộ, ngành, địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thể chế năm 2019 còn một số khó khăn, hạn chế như: Tiến độ, chất lượng một số dự án luật trình Quốc hội còn chưa bảo đảm. Việc phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý một số văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp chưa kịp thời. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật hầu như chưa được thực hiện. Việc triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương còn mang tính hình thức.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật

Năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, do đó, để tiếp tục tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách thể chế, bám sát các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ cải cách thể chế, trong đó, tập trung vào 06 nhóm vấn đề sau đây:

Một là, tham mưu giúp Chính phủ, chính quyền địa phương hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới. Chủ động nắm bắt và kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, trong đó có các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh từ tác động do dịch Covid-19 gây ra; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đề cao ý thức chấp hành pháp luật và thượng tôn pháp luật.

Hai là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng đến khâu lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL.

Ba là, các bộ, cơ quang ngang bộ tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL, trọng tâm là nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL để xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản QPPL; phát hiện và xử lý ngay những quy định trái pháp luật. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018, khẩn trương thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan/người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.

Năm là, tăng cường công tác quán triệt, chỉ đạo, triển khai hoạt động theo dõi thi hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, địa phương theo đúng quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, công tác pháp chế. Tiếp tục quan tâm bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật./. 

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.