Bộ Tư pháp lên tiếng về việc thẩm định các Nghị định về điều kiện kinh doanh

Bộ Tư pháp lên tiếng về việc thẩm định các Nghị định về điều kiện kinh doanh
(PLO) - Chiều 15/6, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã thông tin chính thức với báo chí về công tác thẩm định chùm dự thảo Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh.

Thẩm định góp phần nâng cao chất lượng dự thảo Nghị định 

Để thực hiện đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014, trước tình trạng chậm ban hành các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 66/TB-VPCP ngày 27/4/2016 về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nhằm tránh các “lổ hỗng” pháp lý từ ngày 01/7/2016. 

Một trong những ý kiến đó là chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trình Chính phủ trước ngày 30/5/2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn. 

Theo quy định tại Điều 75 và Điều 76 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Bộ Tư pháp đã thẩm định chùm nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh là hoàn toàn đúng quy định pháp luật. 

Quá trình thẩm định, Bộ Tư pháp đều thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành liên quan và đại diện của hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời có mời Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (trong một số trường hợp có cả doanh nghiệp) tham gia. 

Tuy nhiên, trong rất nhiều cuộc họp tư vấn thẩm định, mặc dù được mời nhưng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không cử đại diện tham dự. Trường hợp có ý kiến bằng văn bản thì gửi muộn nên Bộ Tư pháp cũng không kịp tiếp thu đưa vào báo cáo thẩm định. 

Khi thẩm định từng dự thảo Nghị định, Bộ Tư pháp luôn đặt vấn đề về sự cần thiết của các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo đúng quy định của Điều 7 Luật Đầu tư năm 2014. Đó là không chỉ vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng mà còn phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. 

Hội đồng tư vấn thẩm định cũng như trong công văn thẩm định luôn quan tâm đến việc kiểm soát thủ tục hành chính - một vấn đề thường đi liền với điều kiện đầu tư kinh doanh. Theo thống kê, qua thẩm định các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh, quy định trung bình hơn 10 các thủ tục hành chính (TTHC)/dự thảo Nghị định, thì nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo chưa tiến hành đánh giá tác động của TTHC hoặc đánh giá chưa theo đúng yêu cầu quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP. 

Các quy định về TTHC còn chưa đầy đủ các bộ phận cấu thành TTHC và không rõ ràng, minh bạch (tên TTHC; trình tự thực hiện; hồ sơ; thời hạn giải quyết; đối tượng thực hiện TTHC; cơ quan thực hiện TTHC; kết quả thực hiện TTHC). Một số quy định TTHC còn chưa phù hợp, tạo gánh nặng TTHC cho doanh nghiệp. Các nội dung này đã được Bộ Tư pháp có ý kiến chi tiết trong từng báo cáo thẩm định.

Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, một số cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp tích cực với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định cũng như các hồ sơ, tài liệu kèm theo, qua đó nâng cao chất lượng dự thảo Nghị định theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014.

Ý kiến về việc Bộ Tư pháp thẩm định 44 Nghị định chỉ trong 1 tuần là hoàn toàn không chính xác. Trong chùm các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh đã có nhiều Nghị định được Bộ Tư pháp thẩm định từ trước đó rất lâu như Nghị định kinh doanh casino, Nghị định về kinh doanh dịch vụ mua bán nợ... 

Việc thẩm định các Nghị định cũng được thực hiện rải rác, tập trung trong thời gian cuối tháng 4 và tháng 5/2016 và do 03 đơn vị xây dựng pháp luật thực hiện. Tiến độ thẩm định được thực hiện trong 07 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đối với từng dự thảo. 

Thông tư số 20 được nêu là của Bộ Công Thương

Cũng theo Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, mặc dù các điều kiện đầu tư kinh doanh hầu hết được nâng từ thông tư lên Nghị định nhưng không phải vì thế mà công tác thẩm định bị coi nhẹ. Bộ Tư pháp đã chủ động nghiên cứu, có ý kiến đối với các điều kiện đầu tư kinh doanh nếu không cần thiết, không hợp lý, thiếu minh bạch, không rõ ràng. 

Các điều kiện đầu tư kinh doanh mang tính can thiệp hành chính, không phù hợp với việc bảo đảm cạnh tranh, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp hoặc mục tiêu quy định điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp với quy định của Hiến pháp và Điều 7 Luật Đầu tư đều được Bộ Tư pháp quan tâm, có ý kiến trong các công văn thẩm định. 

Quan điểm của Bộ là “cắt gọt” các yêu cầu về điều kiện đầu tư kinh doanh, làm rõ ràng, cụ thể, minh bạch các yêu cầu sau “cắt gọt”… Vì vậy, về cơ bản, bảo đảm chất lượng thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp liên ngành bàn về điều kiện đầu tư kinh doanh
Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp liên ngành bàn về điều kiện đầu tư kinh doanh

Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ về các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Tất cả các quan ngại đều đã được phân tích, mổ xẻ và đề xuất biện pháp khắc phục trong các cuộc họp này. 

Không những thế, trong các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ với các bộ liên quan về các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong thời gian vừa qua, đại diện Bộ Tư pháp luôn nêu các bất cập, quan ngại về đề xuất giải pháp cụ thể để khắc phục, hoàn thiện.

Riêng Thông tư 20/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp có Báo nêu là không chính xác vì thực chất đây là Thông tư số 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương. về Quy định buộc một doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải có giấy ủy quyền của chính hãng trong Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công thương được “nâng cấp” vào trong dự thảo Nghị định đã bị Bộ Tư pháp phát hiện và phản đối trong cuộc họp Hội đồng tư vấn thẩm định.

Nguyên nhân mà Bộ Tư pháp chỉ ra là do vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Nội dung này cũng đã được nêu rõ trong công văn thẩm định của Bộ Tư pháp.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.