Bộ trưởng Lê Thành Long thăm viếng các nghĩa trang, di tích Quảng Trị

Bộ trưởng Lê Thành Long thăm viếng các nghĩa trang, di tích Quảng Trị
Ngày 26/8, mở đầu chuyến công tác tại tỉnh Quảng Trị, Bộ trưởng Lê Thành Long đã dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Tư pháp thực hiện chương trình tri ân, thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử - những “địa chỉ đỏ” oanh liệt của một thời chiến tranh cách mạng, bảo vệ độc lập tự do cho Tổ quốc Việt Nam.

Tham gia Đoàn công tác có Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) Mai Lương Khôi; Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển; Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh; Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Đồng Hới Lê Vệ Quốc; Giám đốc Học viện Tư pháp Đoàn Trung Kiên và đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ. Về phía địa phương, có Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Trị Hoàng Kỳ, Cục trưởng Cục THADS Nguyễn Tài Ba tham dự cùng Đoàn.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, đây là chương trình mang ý nghĩa đặc biệt,thể hiện sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn” truyền thống của lãnh đạo Bộ cũng như tập thể cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành Tư pháp Việt Nam.

Quảng Trị là mảnh đất sở hữu, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử về chiến tranh cách mạng. Không thể tìm thấy một nơi nào khác như Quảng Trị, mảnh đất rộng chưa đầy 5.000 cây số vuông lại là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của gần 70 ngàn anh hùng liệt sĩ (AHLS) ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc trường kỳ. Họ nằm lại ở khắp 72 nghĩa trang từ cấp xã, huyện đến cấp quốc gia.

Sáng 26/8, Bộ trưởng Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn công tác đến thăm viếng, dâng hương Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia (NTLSQG) Trường Sơn nằm trên vùng đồi ở huyện Gio Linh. Đây là chốn yên nghỉ của 10.263 AHLS trong diện tích mộ 23.000m2 với 10 khu vực chính. Hầu hết các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và ngã xuống trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn Đông - đường chiến lược huyết mạch để tiếp tế nhân, vật lực của hậu phương miền Bắc vào giải phóng miền Nam. Đoàn công tác đã trang trọng đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm trung tâm, tưởng nhớ công lao to lớn của các AHLS.

Điểm đến tiếp theo của Đoàn công tác là NTLSQG Đường 9, ở phía Tây TP. Đông Hà. Đây là một trong hai nghĩa trang lớn nhất cả nước, là nơi yên nghỉ của hơn 1 vạn liệt sĩ hy sinh chủ yếu trên chiến trường Đường 9 – Nam Lào. Khi đến dâng hương các mộ phần, Bộ trưởng Lê Thành Long đã dừng bước, đứng lặng người rất lâu trước một một phần mộ lớn nằm ở phía Đông nghĩa trang. Đó là phần mộ chung của một tiểu đội giữ Cứ điểm 241 - Tân Lâm (huyện Cam Lộ).

Trong trận chiến cuối cùng ấy, các chiến sĩ đã trụ lại trong hầm công sự giữ cứ điểm. Một quả bom dội xuống, họ ngã xuống bên nhau, hài cốt của họ hòa lẫn vào nhau, lực lượng cất bốc đã không thể tách rời họ được.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp rời TP. Đông Hà vào chiều 26/8 để đến “đất thiêng” thị xã Quảng Trị -  một Thành cổ của phong kiến triều Nguyễn xưa. Nhưng, nhắc nhớ Thành cổ Quảng Trị một cách dội vang hơn cả là trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của QĐND Việt Nam với quân Mỹ - ngụy Việt Nam Cộng hòa. Mỗi tấc đất Thành cổ là một cuộc đời lính có thật và hiện ở bảo tang này vẫn còn lưu giữ những di vật, những bức thư xúc động gửi vĩnh biệt gia đình trước lúc xông trận của những liệt sĩ “học trò” miền Bắc, xếp bút nghiên lên đường chống giặc, nguyện nằm xuống giữ từng nắm đất thiêng. Quân ta cùng Thành cổ trong 81 ngày đêm rực lửa mùa Hè 1972 đã gánh trên đầu một lượng bom đạn khổng lồ - gần 330 nghìn tấn bom đạn Mỹ - ngụy (bằng sức công phá của 7 quả bom nguyên tử).

Hòa bình lập lại, Thành cổ được xây thành một khu di tích tưởng niệm và tri ân. Đài tưởng niệm ở trung tâm được mô hình hoá thành nấm mộ chung cho các AHLS… Khi Bộ trưởng Lê Thành Long dẫn đầu Đoàn vào dâng nén tâm hương, đâu đó vang lên đoạn thơ của nhà thơ – nhà báo – chiến sĩ Lê Bá Dương (người tham gia trận chiến tại Quảng Trị khi chưa đầy 16 tuổi):

“Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi đôi mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm”

Cùng chiều, Đoàn công tác đã đến dâng hoa, thăm viếng tại Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Lê Duẩn (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong) – một người con Cách mạng ưu tú nhất của quê hương Quảng Trị.

Nhân dịp này, để chào mừng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp và cá nhân Bộ trưởng Lê Thành Long đến công tác tại tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính đã trao tặng Bộ trưởng Lê Thành Long lẵng hoa tươi thắm chúc mừng 73 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2018) và bày tỏ lòng cảm ơn đối với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Tư pháp và cá nhân Bộ trưởng đối với ngành Tư pháp tỉnh nhà.

Một số hình ảnh trong chuyến tri ân, anh hùng liệt sỹ của Đoàn công tác Bộ Tư pháp do  Bộ trưởng Lê Thành Long dẫn đầu tại Quảng Trị:

Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác Bộ Tư pháp dâng hoa viếng NTLSQG Trường Sơn.
Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác Bộ Tư pháp dâng hoa viếng NTLSQG Trường Sơn.
Bộ trưởng Lê Thành Long dâng hương tại khu vực phần mộ các AHLS có quê quán tại Thanh Hóa.
Bộ trưởng Lê Thành Long dâng hương tại khu vực phần mộ các AHLS có quê quán tại Thanh Hóa.
Bộ trưởng Lê Thành Long dâng hương các AHLS tại NTLSQG Trường Sơn.
Bộ trưởng Lê Thành Long dâng hương các AHLS tại NTLSQG Trường Sơn.
Phút mặc niệm của Đoàn công tác Bộ Tư pháp tại NTLSQG Đường 9.
Phút mặc niệm của Đoàn công tác Bộ Tư pháp tại NTLSQG Đường 9.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục THADS dâng hương các AHLS tại NTLSQG Đường 9.
Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục THADS dâng hương các AHLS tại NTLSQG Đường 9.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển dâng hương các AHLS tại NTLSQG Đường 9.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Đức Hiển dâng hương các AHLS tại NTLSQG Đường 9.
Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác thỉnh chuông tại NTLSQG Trường Sơn.
Bộ trưởng Lê Thành Long và Đoàn công tác thỉnh chuông tại NTLSQG Trường Sơn.
Đoàn công tác Bộ Tư pháp dâng hoa viếng di tích Thành cổ Quảng Trị.
Đoàn công tác Bộ Tư pháp dâng hoa viếng di tích Thành cổ Quảng Trị.
Bộ trưởng dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị.
Bộ trưởng dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.