Bèo tây...vẫn là thức ăn chăn nuôi theo tập quán

(PLVN) - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, Cục trưởng Đồng Ngọc Ba mới đây đã ký Kết luận số 56/KL-KTrVB về một số nội dung không bảo đảm tính hợp pháp của Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT ngày 11/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Kết luận này nhấn mạnh Danh mục thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT được áp dụng đối với cả trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi không mang tính chất thương mại là chưa phù hợp với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. 

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật nêu rõ, Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT (ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam) có một số nội dung không bảo đảm tính hợp pháp. Trước hết là quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng của Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT không phù hợp với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018). 

Cụ thể, Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT được ban hành để quy định chi tiết khoản 3 Điều 12 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP). Nghị định số 39/2017/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh là “điều kiện kinh doanh, sử dụng, khảo nghiệm, chứng nhận, kiểm tra và quản lý nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại”. 

Tuy nhiên, Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT quy định: “Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam”; “Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam”. 

Quy định của Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT có thể dẫn đến cách hiểu là Danh mục thức ăn chăn nuôi ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT được áp dụng đối với cả trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn chăn nuôi không mang tính chất thương mại, vì vậy, chưa phù hợp với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. 

Bèo tây không phải là thức ăn chăn nuôi đã từng gây tranh cãi
Bèo tây không phải là thức ăn chăn nuôi đã từng gây tranh cãi

Ngoài ra, quy định về các loại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành trong “Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam” kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT chưa phù hợp với quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. 

Cụ thể là: Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT quy định liệt kê có giới hạn (18) sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán. Tuy nhiên, đối với loại thức ăn này, Nghị định số 39/2017/NĐ-CP quy định theo cách liệt kê không giới hạn (Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác).

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý những nội dung không bảo đảm tính hợp pháp của Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT và thông báo kết quả xử lý cho Cục theo quy định của Chính phủ.

Bên cạnh đó, liên quan đến quy định quy định tại Nghị định số 39/2017/NĐ-CP (căn cứ pháp lý để kiểm tra Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT) về việc giao “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam”.

Qua rà soát cho thấy, ngày 19/11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020). Nghiên cứu bước đầu, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thấy rằng, quy định nêu trên của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP cần được rà soát để phù hợp với Luật Chăn nuôi năm 2018. 

Vì vậy, căn cứ vào quy định tại Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và điểm a khoản 1 Điều 142 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành rà soát quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP và xem xét việc kiến nghị Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật về rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Trước đó, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-BNNPTNT “ban hành danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam".

Trong đó, Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 18 sản phẩm: Ngô; Thóc; Lúa mì; Gluten; Đậu tương; Khô dầu; Sắn; Hạt các loại; Thức ăn thô; Phụ phẩm của ngành sản xuất cồn ethylic từ hạt ngũ cốc (DDGS - Distillers Dried Grains Solubles); Mía, Các loại củ; Các loại bã; Thức ăn có nguồn gốc từ thủy sản; Thức ăn có nguồn gốc từ động vật trên cạn; Sữa và sản phẩm từ sữa; Dầu, mỡ; Dầu cá.

Thông tư này đã vấp phải ý kiến trái chiều của dư luận khi các loại thức ăn vốn vẫn được các hộ chăn nuôi sử dụng làm thức ăn cho lợn như: Bèo tây, thân chuối, rau, lá..., gia cầm nhưng nằm ngoài Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán thì sẽ không được lưu hành tại Việt Nam. 

Đọc thêm

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.

Nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Chiều 17/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý hoàn thiện kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024. Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Lê Vệ Quốc và Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Ngô Quỳnh Hoa chủ trì Hội thảo.

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên

Lan toả tình yêu sách đến với đoàn viên, thanh niên
(PLVN) - Với mong muốn tiếp tục lan toả tình yêu sách trong mỗi công chức, viên chức, người lao động, nhất là các bạn đoàn viên, thanh niên trẻ, sáng ngày 17/4, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam năm 2024.

Nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật

Quang cảnh tọa đàm
(PLVN) -Thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam (21/4/2024), sáng 17/4, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả văn hóa đọc sách pháp luật”. Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Tọa đàm.

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ
(PLVN) -Bộ Tư pháp và tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính, đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Bộ Tư pháp: Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến
(PLVN) -Trong năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được Lãnh đạo Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo thực hiện sát sao. Bộ Tư pháp đã theo dõi, đôn đốc thường xuyên để thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ theo Kế hoạch CCHC cũng như các kế hoạch trong 07 lĩnh vực CCHC trọng tâm của Chính phủ.

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.
(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư

Quy định chặt chẽ hơn điều kiện miễn đào tạo nghề Luật sư
(PLVN) -Xây dựng Luật thay thế Luật Luật sư số 65/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội) Bộ Tư pháp cho biết sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện miễn đào tạo nghề, miễn giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư