Bảo đảm hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý đúng ngày 1/1/2018

Dự thảo Nghị định đã được Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Lê Tiến Châu làm Chủ tịch cho ý kiến để bảo đảm tiến độ ban hành
Dự thảo Nghị định đã được Hội đồng thẩm định do Thứ trưởng Lê Tiến Châu làm Chủ tịch cho ý kiến để bảo đảm tiến độ ban hành
(PLO) - Để kịp thời hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật. Bộ Tư pháp đang xúc tiến khẩn trương việc soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, thẩm định vào Dự thảo Nghị định để bảo đảm triển khai thi hành ngay cùng thời điểm hiệu lực với Luật TGPL kể từ ngày 1/1/2018.

Sẽ làm rõ trường hợp người được TGPL có khó khăn về tài chính

Cục trưởng Cục TGPL Nguyễn Thị Minh cho biết, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết 05 nội dung mà Luật giao cho Chính phủ, bao gồm: điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL; tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước; chế độ chính sách của trợ giúp viên pháp lý, thù lao, chi phí đối với luật sư, cộng tác viên; thù lao, chi phí thực hiện vụ việc TGPL của tổ chức ký hợp đồng thực hiện TGPL với Sở Tư pháp; cộng tác viên tham gia TGPL. 

Riêng về quy định điều kiện khó khăn về tài chính của người được TGPL, theo bà Minh, đây là một vấn đề mới trong pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu và để áp dụng trong lĩnh vực TGPL, dự kiến đưa ra căn cứ dựa trên thu nhập hàng tháng là “địa vị”, tình trạng thường xuyên, lâu dài và không có cơ chế khác để được bảo vệ mình trước pháp luật của 08 nhóm người được quy định tại khoản 7 Điều 7 của Luật nhằm xác định điều kiện có khó khăn về tài chính. Mặt khác, việc quy định chi tiết về điều kiện có khó khăn về tài chính được đặt trong bối cảnh Luật TGPL đã quy định 14 nhóm người thuộc diện được TGPL (Bộ Tư pháp ước tính có khoảng 40 triệu người).

Do đó, để bảo đảm tính khả thi quyền được TGPL của người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, Dự thảo Nghị định đã đưa ra 02 điều kiện được coi là có khó khăn về tài chính như sau: Là người thuộc hộ cận nghèo hoặc là người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật. Trong đó, người thuộc hộ cận nghèo là điều kiện theo phương diện tiếp cận về thu nhập của người được TGPL. Còn các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là điều kiện theo phương diện tiếp cận chính sách an sinh xã hội cho một trong những nhóm người được hưởng chế độ bảo trợ xã hội. 

Như vậy, 08 nhóm người được quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật TGPL phải đáp ứng 02 yêu cầu để được TGPL: thuộc 1 trong 8 nhóm người được quy định tại khoản 7 Điều 7; thuộc 1 trong 2 điều kiện được quy định chi tiết tại Nghị định này. Dự kiến số lượng của 08 nhóm người có khó khăn về tài chính là khoảng 2,7 triệu người.

Cũng theo bà Minh, trong quá trình soạn thảo, có một số ý kiến đề xuất bổ sung những người không thể tiếp cận được tài sản của mình hoặc của gia đình, người có khó khăn đột xuất... thuộc trường hợp có điều kiện có khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, việc xác định điều kiện có khó khăn về tài chính để được hưởng TGPL cần phải dựa trên các căn cứ về thu nhập và “địa vị”, tình trạng như đã nêu trên, nhất là đặt trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như hiện nay. So với hiện hành, số lượng người được TGPL theo Luật TGPL năm 2017 đã tăng lên rất nhiều nên quy định như Dự thảo Nghị định là phù hợp. 

Về nội dung trên, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định mới đây, đa số thành viên Hội đồng nhất trí với quy định của Dự thảo Nghị định. Phát biểu kết luận vấn đề này, Thứ trưởng Lê Tiến Châu cũng tán thành phải làm rõ điều kiện khó khăn về tài chính bởi nếu mở rộng người được TGPL sẽ làm tăng nguồn lực thực hiện. 

2 năm không thực hiện tư vấn pháp luật sẽ bị thu hồi thẻ cộng tác viên

Một trong những lực lượng thực hiện TGPL cho các đối tượng không thể không quan tâm chính là đội ngũ cộng tác viên. Trên cơ sở được Luật giao theo quy định tại Điều 24 Dự thảo Nghị định đã chi tiết hóa việc công nhận cộng tác viên; cấp, cấp lại thẻ cộng tác viên TGPL, sử dụng, thu hồi thẻ. Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật TGPL, nếu tự nguyện làm cộng tác viên TGPL thì gửi hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú. So với quy định hiện hành, thủ tục công nhận cộng tác viên TGPL có sửa đổi và bổ sung yêu cầu giấy tờ chứng minh đã nghỉ hưu để phù hợp với quy định về điều kiện làm cộng tác viên tại Điều 24 Luật TGPL. 

Dự thảo Nghị định cũng làm rõ các trường hợp thu hồi thẻ cộng tác viên. Cụ thể là thu hồi thẻ cộng tác viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật TGPL (trong đó thời hạn không thực hiện tư vấn pháp luật mà không có lý do chính đáng được quy định là 02 năm để bảo đảm phù hợp với tinh thần của Luật TGPL); thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật TGPL hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động TGPL nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm; chấm dứt theo hợp đồng thực hiện TGPL. 

Tin cùng chuyên mục

Đại diện các cấp, ngành liên quan và lãnh đạo Học viện Tư pháp chủ trì tọa đàm.

Học viện Tư pháp tổ chức Tọa đàm về nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp luật sư

(PLVN) - Giám đốc Học viện Tư pháp Nguyễn Xuân Thu bày tỏ mong muốn, từ chia sẻ của các diễn giả tham dự Tọa đàm, mỗi học viên là luật sư tương lai có được cái nhìn đầy đủ và nhiều kiến thức bổ ích hơn về nghề nghiệp. Các học viên cần không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội...

Đọc thêm

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Lực làm việc với Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực
(PLVN) -Chiều ngày 12.4, tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Văn Lực đã có buổi làm việc với Cục THADS TP.HCM về tình hình thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác THADS, THAHC 06 tháng đầu năm và kết quả tổ chức thực hiện Công văn số 693-CV/BCSĐ ngày 11/01/2024 của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Sớm xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức tình hình thi hành pháp luật giai đoạn 2025 – 2030”

Toàn cảnh hội thảo
(PLVN) - Ngày 10/4, tại TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ chương trình hợp tác về tư pháp và pháp luật năm 2024, Bộ Tư pháp và Dự án Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam (EU JULE), hợp phần UNDP tổ chức Hội thảo “Triển khai công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”.

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”
(PLVN) - Ngày 10/4, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024”. Đây là hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng cũng như xây dựng, hình thành văn hoá đọc trong Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung; giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách, những tác phẩm hay và có ý nghĩa…

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ

Hệ thống Thi hành án dân sự: Tăng cường giải pháp trong công tác cán bộ
(PLVN) - Ngày 10/4, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) 6 tháng đầu năm 2024. Tổng Cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái, các Phó Tổng Cục trưởng, lãnh đạo cấp Vụ thuộc Tổng Cục, đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ cùng dự.

Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên

Toàn cảnh Lớp tập huấn.
(PLVN) - Ngày 9/4, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tại Việt Nam tổ chức Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật cho luật sư (LS), tư vấn viên pháp luật (TVVPL) có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NCTN tại Khu vực phía Bắc.