Bản lĩnh của “vị tướng” cấp quận có lượng án lớn nhất Việt Nam

Ông Nguyễn Ngọc Cưỡng - người được coi là “vị tướng” của Thi hành án dân sự Đồng Nai
Ông Nguyễn Ngọc Cưỡng - người được coi là “vị tướng” của Thi hành án dân sự Đồng Nai
(PLO) - Nói đến lượng án trên địa bàn TP.Biên Hòa (Đồng Nai), nhiều người biết đến không chỉ nhiều về việc mà lớn cả về tiền, bởi vậy, một chấp hành viên nơi đây mỗi năm phải giải quyết lượng án gần bằng lượng án của một tỉnh miền núi phía Bắc. Để làm được nhiệm vụ khổng lồ đó, bên cạnh tập thể hùng mạnh còn có một lãnh đạo xuất sắc vừa có tâm, vừa có tầm.
Sinh ra từ đại gia đình cách mạng
Nói đến ông “tai to mặt lớn” của Thi hành án dân sự (THADS) cấp quận, huyện của Việt Nam không thể không nhắc đến THADS Biên Hòa, bởi không chỉ có lượng án khổng lồ mà còn có một vị Chi cục trưởng vô cùng mộc mạc, chân tình nhưng hết sức kiên quyết và sắc bén trong công việc. ông là Nguyễn Ngọc Cưỡng, sinh năm 1968.
Pha ấm chè xanh, ông mời chúng tôi rồi chậm rãi nói về cuộc đời đầy sóng gió và cũng rất đỗi vinh quang của mình. Theo đó, ông là con trai út trong một gia đình có tới 10 anh chị em ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Bố ông hy sinh vào Tết Mậu Thân 1968 khi ông còn nằm trong bụng mẹ. 
“Chỉ đêm 30 Tết Mậu Thân năm ấy mà gia đình tôi đã có 5 người ngã xuống gồm ba, chị gái, dì ruột và 2 cậu ruột của tôi. Cả đại gia đình ai cũng làm cách mạng, nên chỉ tính sơ sơ thì bà nội, bà ngoại và mẹ tôi đều là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng...”- vị Chi cục trưởng chùng giọng nói về xuất thân của mình.
Sau giây phút xúc động, ông tiếp tục câu chuyện dài về cuộc đời của mình. Năm 7 tuổi, ông theo mẹ vào Đồng Nai và được Nhà nước nuôi ăn học. Sau khi tốt nghiệp Đại học Luật vào năm 1992, ông được phân công về làm ở TAND huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Cho đến một ngày giữa năm 2000, lúc đó Đội Thi hành án (THA) của huyện này gần như bị “giải tỏa trắng” (kỷ luật hết - PV) do có nhiều vi phạm. Trước tình hình cấp bách đó, Huyện ủy, Ủy ban huyện này đã cân nhắc đưa đồng chí “Bôn- Sê- Vích” ấy về “đứng mũi chịu sào” nhằm vực dậy Đội THA nơi đây và đặc biệt là khôi phục lòng tin đối với quần chúng nhân dân. 
“Vị tướng” có tài “đánh đâu thắng đó”
Là lĩnh vực hoàn toàn mới, tuổi đời lúc đó lại còn quá trẻ nên khi được giao nhiệm vụ ông cũng vô cùng phân vân không biết mình có hoàn thành được trọng trách hay không? Tuy nhiên, được sự động viên, khích lệ của các lãnh đạo địa phương, ông đã cố gắng chuyển nghề, bắt đầu từ con số 0 tròn trịa. 
Bằng nhiệt huyết, sức trẻ và tài năng vượt bậc của mình, chỉ sau một năm, ông đã củng cố lại toàn bộ máy, lập ra được chi bộ đảng, chi đoàn và công đoàn. Ông cũng đã xin được trụ sở, các trang thiết bị để dần đưa Đội THA Tân Phú vươn lên. Từ một đơn vị yếu kém nhất tỉnh Đồng Nai, sau 2 năm chèo lái, ông đã đưa đơn vị này vươn lên dẫn đầu toàn ngành THA của Đồng Nai trong nhiều năm liên tục.
Sau 10 năm “cầm quân” đưa lại sự bình yên và vững mạnh cho THA Tân Phú, “vị tướng” ấy lại được “biệt phái” tới một trận tuyến mới đầy cam go, khó khăn hơn bội lần so với “trận đánh” ở Tân Phú cách đó một thập niên. Vào thời điểm 2010, THA thành phố Biên Hòa có những biến cố được xem là cực kỳ chấn động khi có tới 5 đồng chí bị kỷ luật. Nội bộ chia thành nhiều phe phái “đấu đá” triền miên, đơn thư tố cáo nhiều vô kể… khiến  lãnh đạo ngành THA cũng như địa phương vô cùng đau đầu.
Qua nhìn nhận tình hình, phân tích, lý giải muốn ổn định lại Chi cục THA lớn nhất nước này (đơn vị có lượng án trên 10 ngàn án mỗi năm và lượng tiền cũng không dưới 1 ngàn tỷ đồng) thì phải tìm được một người có bản lĩnh, có tâm, có tầm. Sau khi cân nhắc, cấp trên đi đến quyết định phân công ông Cưỡng về làm Chi cục trưởng để… “dẹp loạn”!
“Thực sự lúc đó về đây tôi như chui vào một mớ bòng bong, bởi anh em không có tinh thần làm việc, đấu đá, nói xấu, dèm pha nhau đủ đường. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cũng như lãnh đạo ngành, tôi cố hết sức mình để mong vực dậy đơn vị này. Tuy nhiên, muốn đi lên thì trước hết cần phải thu phục được nội bộ đoàn kết, dần khắc phục những tồn tại trong quá khứ. Và để làm được điều đó, tôi luôn phải gương mẫu làm trước…”, ông Cưỡng chia sẻ.
Bên cạnh cái tầm cần có cái tâm
Bằng những cách làm sáng tạo, cương quyết nhưng có tình… nên chỉ trong một thời gian ngắn, từ chỗ chỉ có 6 chấp hành viên (2010), đến nay Chi cục đã có 20 chấp hành viên (lớn nhất cả nước). Trong suốt 13 năm (1997-2010), đơn vị này không hề kết nạp thêm một đảng viên nào, nay đã kết nạp được hơn 30 đồng chí. Ông Cưỡng cũng tìm tòi, liên hệ xin cho hàng chục cán bộ, nhân viên đi học nâng cao trình độ chính trị không chỉ được miễn kinh phí mà còn có phụ cấp mang về… 
Mỗi khi anh em trong cơ quan có việc hiếu, hỉ, ông đều trực tiếp tới tận nhà, bệnh viện để thăm hỏi, động viên. “Hầu hết anh em ở đơn vị quê miền Trung, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên khi có chuyện là tôi lập tức vận động, người lo cái vé máy bay, người lo vòng hoa, người lo món quà… để anh em có tiền về lo cho gia đình. Tuy vật chất không lớn nhưng đã tạo nên sự cảm động, sự đoàn kết gắn bó lâu dài trong đơn vị. Anh em cũng thấy được điều đó mà làm việc nhiệt tình hơn, có trách nhiệm, yên tâm cống hiến lâu dài hơn với ngành”.
Những bài học về THA mà ai cũng cần phải ghi lòng tạc dạ là bên cạnh cái lý thì cái tình cũng vô cùng quan trọng, bởi nếu chỉ có lý thì đôi lúc sẽ xảy ra những hậu quả đau lòng. Ông còn nhớ lần đó theo bản án thì đôi vợ chồng già ngoài 70 tuổi buộc phải giao nhà cho người khác. Dù nhiều lần vận động nhưng hai cụ nhất quyết không giao mà tuyên bố sẽ “tử thủ” trong căn nhà đó. 
Hôm đó ông trực tiếp chỉ huy việc cưỡng chế theo quy định. Khi các lực lượng tới đây thì hai cụ đã tưới xăng ướt đẫm quần áo, đồng thời vẩy xăng khắp mái lá của căn nhà và lăm lăm hai hộp quẹt trên tay. Các cụ tuyên bố, nếu vào cưỡng chế thì họ tự thiêu mà chết. Mọi hành động lúc đó phải hết sức cân nhắc, bởi chỉ cần một lời nói, một cử chỉ sai lầm là có thể dẫn tới án mạng. 
Ông đã bình tĩnh, nhẹ nhàng cho những người thân thiết, có uy tín từ Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ… lần lượt từng người một vào tiếp cận vách nhà để thuyết phục các cụ. 5 tiếng đồng hồ trôi qua, tưởng hơn 200 con người của các lực lượng đoàn thể lại phải trở về vì các cụ nhất quyết không ra. Thế nhưng ông vẫn không nản chí, kiên trì thuyết phục, hai cụ đã bất ngờ mở cửa bước ra giao nhà lại. Cả đoàn cưỡng chế thở phào nhẹ nhõm, có người ôm chầm lấy các cụ cảm ơn sự hợp tác ấy, dù có hơi muộn màng…
Chính sự chân thành và đầy trách nhiệm ấy mà THA Biên Hòa đã dần đi lên mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ thi hành đạt tỷ lệ chưa đầy 50% mỗi năm, nhưng từ ngày ông về, tỷ lệ này luôn đạt trên 80%. Từ chi bộ đảng yếu kém đã vươn lên thành chi bộ xuất sắc, trong sạch, vững mạnh… 
“Có được điều đó, trước hết phải nói đến sự đoàn kết gắn bó, nỗ lực hết mình của toàn thể anh em trong đơn vị. Điều quan trọng là được Thành ủy, Ủy ban đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện hết mức có thể để THA Biên Hòa hoàn thành nhiệm vụ…”- vị Chi cục trưởng khiêm tốn chia sẻ.

Đọc thêm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.