Trường tiểu học song ngữ của Hải Phòng hé lộ bí quyết để học sinh giỏi tiếng Pháp

Trường tiểu học song ngữ của Hải Phòng hé lộ bí quyết để học sinh giỏi tiếng Pháp
(PLO) - Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận Hồng Bàng là trường tiểu học duy nhất của thành phố Hải Phòng chủ động thực hiện chương trình giáo dục song ngữ tiếng Pháp cho học sinh, trở thành đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng giảng dạy chương trình song ngữ 

Từ năm 1995, Hải Phòng là một trong 19 tỉnh thành tham gia chương trình giảng dạy tăng cường tiếng Pháp bằng tiếng Pháp (sau này gọi là chương trình song ngữ), do Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp phối hợp với Bộ GD&ĐT Việt Nam thực hiện. Chương trình song ngữ được giảng dạy tại 3 cấp học và tại 3 trường điểm nổi tiếng về chất lượng và đào tạo, đó là trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, trường THCS Hồng Bàng, trường THPT chuyên Trần Phú. Đây là giải pháp giáo dục toàn diện, xuyên suốt từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và chương trình quốc tế dựa trên khung chuẩn của Pháp.

Gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng luôn là trường tiểu học dẫn đầu thành phố về chất lượng giáo dục toàn diện. Cùng với thời gian, cái tên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng dường như đã trở thành thương hiệu riêng mỗi khi nhắc đến chất lượng giáo dục tiểu học tại thành phố Hải Phòng.

Với môn ngoại ngữ, hơn 20 năm trước, khi mà bất kỳ môn học ngoại ngữ nào cũng vẫn là “món ăn tinh thần” xa lạ với học sinh, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã mạnh dạn đặt viên gạch hồng đầu tiên xây dựng chương trình giáo dục song ngữ Việt – Pháp.

Khi đưa chương trình và giảng dạy nhà trường gặp không ít khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất cũng như sự ủng hộ từ phía phụ huynh học sinh. Song, nhận thấy tiếng Pháp là ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại châu Âu và là ngôn ngữ quốc tế quan trọng để mở cánh cửa tri thức giúp học trò nhà trường vươn tầm quốc tế, chủ động tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của thế giới, các thế hệ thầy cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên dạy đã "gùi gắng" từng bước, kiên trì giảng dạy cho học sinh.

Bắt đầu thực hiện chương trình, Trường chỉ có 2 lớp song ngữ với 50 học sinh. Các bậc phụ huynh còn rất hoang mang khi gửi con vào học tiếng pháp tại trường vì lúc đó, tiếng Anh đang là ngôn ngữ chung phổ biến toàn cầu và là môn ngoại ngữ được hầu hết các cơ sở giáo dục trong cả nước lựa chọn. Song, với những nỗ lực của Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, môn tiếng Pháp đã trở thành “bản sắc” để khẳng định tên tuổi của Trường trong việc dạy và học ngoại ngữ, không chỉ xoá tan lo lắng của phụ huynh mà còn trở thành địa chỉ tin cậy để các phụ huynh gửi con em mình. Hiện nay, trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã có 11 lớp song ngữ với 416 học sinh.

Hình ảnh Festival ngoại ngữ của Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng
Hình ảnh Festival ngoại ngữ của Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Để tạo nền móng vững chắc cho chất lượng giảng dạy và đặc biệt là môn tiếng Pháp, đội ngũ giáo viên chính là “chìa khoá”. Do vậy, Ban Giám hiệu trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đặt mục tiêu tuyển chọn và đào tạo giáo viên giỏi là mục tiêu quan trọng nhất. Hiện nay, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng có 7 giáo viên tiếng Pháp song ngữ đều đạt trình độ trên chuẩn, 6 giáo viên có trình độ đại học, 1 giáo viên có trình độ cao đẳng. Hàng năm, các thầy cô đều được tham gia các đợt tập huấn chuyên môn về kiến thức ngôn ngữ và chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy do Đại sứ quán Pháp và Bộ GD&ĐT phối kết hợp đào tạo. Hai trong bảy giáo viên đã tham gia các đợt thực tập về phương pháp giảng dạy và 1 giáo viên đã được đào tạo thanh tra sư phạm cấp tiểu học tại Cộng hòa Pháp.

Trao đổi với phóng viên, cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho biết: học sinh học chương trình song ngữ đều bắt buộc phải dùng tiếng Pháp trong các tiết học với tổng thời lượng là 10 tiết/tuần. Ngay từ lớp 1, ở độ tuổi bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ đa âm tiết và sử dụng tiếng Pháp như một ngôn ngữ chính, các em học sinh song ngữ tiếp cận rất nhanh với ngôn ngữ mới và tạo tiền đề thuận lợi cho các em khi học.

Phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp phương pháp nghe nhìn, giao tiếp, các ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh chủ động, tích cực và tự tin trong giao tiếp, học tập và các hoạt động chung của Nhà trường. Trường thường xuyên cho các em tham gia giao lưu Festival cấp Quận và cấp Thành phố. Ngoài ra, Nhà trường luôn đón các đoàn khách Pháp, Bỉ về thăm trường giao lưu, trao đổi văn hóa với các em học sinh. Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh giao tiếp chuẩn bằng tiếng Pháp, nhà trường tăng cường giảng dạy ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài, phối kết hợp với các tình nguyện viên người Pháp về giảng dạy tại trường.  

Với việc chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và tiếp cận với phương pháp giảng dạy châu Âu từ nhỏ, từng lứa học sinh song ngữ của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng được hình thành và phát triển hệ thống kiến thức một cách toàn diện và sâu rộng. Các em phát huy rất tốt các kĩ năng học tập ở các cấp học trên và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, giành nhiều học bổng toàn phần của các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ.

Cấp học tiểu học là thời điểm “vàng” để dạy ngôn ngữ cho trẻ và việc kết hợp dạy học bằng song ngữ như Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng đã làm đang trở thành một mô hình mẫu mực cho giáo dục ngoại ngữ ở cấp tiểu học và có lẽ, để học sinh Việt Nam sử dụng tốt ngoại ngữ, những ngôi trường theo mô hình Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng cần phải có nhiều hơn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.