Vấn đề cử tri quan tâm sẽ làm 'nóng' nghị trường HĐND Đà Nẵng?

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 2, khóa IX, HĐND TP. Đà Nẵng ngày 9/8.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 2, khóa IX, HĐND TP. Đà Nẵng ngày 9/8.
(PLO) - Trong phiên khai mạc, kỳ họp thứ 2 khóa IX, HĐND TP. Đà Nẵng, bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng cho biết, cử tri Đà Nẵng dành nhiều sự quan tâm về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, môi trường sống, du lịch "chui"...

Theo đó, Ban Thường trực UBMTTQVN thành phố đã nhận được 98 ý kiến từ 9 tổ chức thành viên và mặt trận các cấp; tập trung vào 7 nhóm vấn đề. Cử tri bày tỏ nguyện vọng, mong muốn thành phố tập trung tạo đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội; cải thiện thu nhập và đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp và đời sống nhân dân, giảm nghèo bền vững…

Đặc biệt, cử tri TP Đà Nẵng bày tỏ sự hoan nghênh sự kiện Tòa Trọng tài ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên trong vùng biển của “đường chín đoạn”.

“Nhân dân TP rất vui mừng vì thấy công lý đang được thực thi và tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nước ta sẽ có phương pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả để bảo vệ chủ quyền và mọi quyền lợi hợp pháp của mình ở biển Đông”, bà Liên cho biết.

Theo bà Liên, qua các buổi tiếp xúc cử tri, hầu hết người dân Đà Nẵng đều bày tỏ tin tưởng về HĐND và các cấp chính quyền TP. “Vì vậy cử tri mong muốn nhiệm kỳ này HĐND TP. Đà Nẵng nói chung và đại biểu huyện Hoàng Sa nói riêng sẽ góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, bà Liên truyền đạt lại ý kiến của cử tri.

Trong báo cáo, cử tri Đà Nẵng còn bày tỏ sự quan tâm đối với “thương hiệu” du lịch của thành phố. Cụ thể, thương hiệu du lịch của TP sớm được khẳng định và Đà Nẵng nhiều năm nay đã trở thành điểm đến thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.

Cử tri cho rằng, việc thành lập Sở Du lịch sẽ góp phấn tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với ngành công nghiệp không khói này. Tuy nhiên, cử tri đòi hỏi lãnh đạo TP cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa nhằm khôi phục hình ảnh du lịch Đà Nẵng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức.

Cũng ở lĩnh vực du lịch, hiện dư luận rất quan tâm đến việc hướng dẫn viên du lịch “chui” người Trung Quốc hoạt động trái phép tại các điểm du lịch nổi tiếng tại một số địa phương, trong đó có Đà Nẵng.

“Các đối tượng này cung cấp cho du khách những thông tin sai lệch, không chính xác về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Điều đáng lo lắng hơn chính là do chạy theo lợi nhuận hoặc do thiếu ý thức dân tộc mà có sự tiếp tay của các công ty du lịch, lữ hành trong nước cũng như của một số hướng dẫn viên người Việt. Sai phạm này đã được TP xử phạt, tuy nhiên để làm trong sạch môi trường du lịch, cử tri mong muốn chính quyền cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, xúc phạm lịch sử và văn hóa Việt Nam”, báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, sự cố Công ty Fomosa xả thải làm cá chết hàng loạt và tiếp đến vụ chôn lấp 267 tấn chất thải cũng của Fomosa…, khiến cử tri lo lắng về vấn đề môi trường sinh thái, về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Tại Đà Nẵng, báo cáo nêu, những năm vừa qua, tuy chính quyền đã có nhiều cố gắng trong giải quyết các vấn đề môi trường, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, nhân dân một số nơi như Khu công nghiệp Hòa Khánh, Khu công nghiệp Liên Chiểu, kênh Phú Lộc, âu thuyền Thọ Quang… vẫn sống chung với ô nhiễm; Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, nơi sinh sống của loài Vooc Chà vá chân nâu liên tiếp bị xâm hại. Cử tri mong muốn lãnh đạo thành phố nên xem thảm họa Fomosa như bài học đắt giá của chính mình trong việc quản lý Nhà nước về lĩnh vực này…

Tin cùng chuyên mục

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Đọc thêm

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.