Từ biệt vị tướng đầu tiên của đại ngàn Tây Nguyên

Thiếu tướng Y Blốk Êban và vợ
Thiếu tướng Y Blốk Êban và vợ
(PLO) -Ngày 13/1/2018, sau một thời gian lâm bệnh cùng với tuổi cao sức yếu, Thiếu tướng Y Blốk Êban đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 97 tuổi. Ông là vị tướng đầu tiên của các dân tộc Tây Nguyên, Chủ tịch Ủy ban quân quản Đắk Lắk vào năm 1975 và là Chủ tịch tỉnh đầu tiên sau 1975 của tỉnh Đắk Lắk.

Trong cuốn hồi ký “Đi trọn tuổi xanh” do Hội Cựu chiến binh Đắk Lắk xuất bản, Thiếu tướng Y Blốk Êban viết: “Ngày tôi được giác ngộ vào Việt Minh cũng chính là ngày Đảng tái tạo tôi sau cái hình hài mà mẹ tôi cưu mang từ hạt bắp, củ rừng và mạch nước của ông bà để lại…”.

Thiếu tướng Y Blốk Êban sinh năm Tân Dậu 1921, tại buôn Chư Dluê, thị xã Buôn Ma Thuột (nay là TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) trong một gia đình Ê Đê có 7 anh chị em. Khi Y Blốk Êban 2 tuổi thì cha ông - ông Y Chăm Byă qua đời. Mẹ ông phải dắt díu đàn con đi làm tôi tớ cho chủ nô Ma Nhơn trong vùng để kiếm sống. Do thông minh và ham học hỏi nên dù đi ở đợ, Y Blốk Êban vẫn học hết tiểu học. 

15 tuổi, Y Blốk Êban bị Pháp bắt vào lính khố xanh làm phục dịch và sau đó làm gác tù tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Tại đây, với âm mưu lấy người Việt trị người Việt, thực dân Pháp sử dụng hầu hết cai tù là người Ê Đê bản địa. “Nhưng chúng không ngờ rằng, tại nơi được mệnh danh là “địa ngục trần gian” này lại chính là trường học cách mạng của những người yêu nước”. Tại nhà đày Buôn Ma Thuột, Y Blốk Êban được tiếp xúc với một số tù chính trị như: Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Hồng Chương, Bùi San… và được tuyên truyền để trở thành cơ sở cách mạng. Sau khi giác ngộ lý tưởng, ông được giao nhiệm vụ vận động những người lính gác ngục bỏ hàng ngũ đi theo cách mạng và Y Blốk Êban đã âm thầm xây dựng lực lượng trong lòng địch để chờ thời cơ. 

Ngày 20/8/1945, Y Blốk Êban đã dẫn đầu trung đội lính khố xanh biến buổi chào cờ của Trần Trọng Kim do phát xít Nhật dựng lên thành cuộc mít tinh ủng hộ cách mạng và giành chính quyền về tay nhân dân. Hành động táo bạo, bất ngờ và bí mật của Y Blốk Êban dưới sự chỉ đạo của Tỉnh bộ Việt Minh và Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Đắk Lắk đã khiến cho chính quyền Trần Trọng Kim không kịp trở tay. Chiến công đầu tiên này đã đưa Y Blốk Êban đứng vào hàng ngũ cách mạng, ông được tham gia vào Ủy ban lâm thời của tỉnh Đắk Lắk.

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, hầu hết cán bộ ở Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung đều tập kết ra Bắc. Trong khi đó, Liên khu V lại muốn Y Blốk Êban ở lại để hoạt động trong lòng địch, giữ vững cơ sở cách mạng ở Đắk Lắk. Tư lệnh Liên khu V lúc bấy giờ là đồng chí Nguyễn Chánh đã ký quyết định bổ nhiệm Y Blốk Êban làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120 để đưa ra Bắc huấn luyện.

Quãng thời gian học tập ở miền Bắc đã giúp ông trưởng thành rất nhiều. Ở đó, ông được gặp Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; được bồi dưỡng thêm về lý tưởng cách mạng, nhất là tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Năm 1958, Y Blốk Êban lại trở về với núi rừng Tây Nguyên sau khi được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn quân hàm Trung tá. Trở lại chiến trường xưa, Y Blốk Êban giữ trọng trách Quyền Tư lệnh Quân khu VI, Tư lệnh phân khu Nam. Là một người chỉ huy từng xông pha khắp các trận địa, làm cho quân địch khi nghe đến cái tên Y Blốk Êban vừa khiếp sợ, vừa nể trọng.

Đỉnh cao trong sự nghiệp cách mạng của Y Blốk Êban cũng như những người làm cách mạng ở Tây Nguyên cùng thời với ông chính là chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975. Ngày 18/3/1975, Ủy ban Quân quản thị xã Buôn Ma Thuột do Đại tá Y Blốk Êban - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời tỉnh Đắk Lắk làm Chủ tịch đã ra mắt trước 300 đại biểu nhân dân tại đình Lạc Giao.

Cuốn hồi ký “Đi trọn tuổi xanh” kể nhiều chuyện đi làm địch vận của Y Blốk Êban như chuyện ông đã đến tận nhà thuyết phục Chánh tổng buôn Bu Bơ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn N’Trang Lơng phụ trách vùng Tây Nguyên tên NĐắk đi theo cách mạng. Ở Phú Nhơn có một chánh tổng tên là Xã Đỏ, người Gia Rai, giàu có, uy thế trùm cả một vùng. Thấy rõ là nếu vận động được ông ta có cảm tình với cách mạng thì sẽ “nắm” được tất cả dân vùng Củng Sơn, Cheo Reo, Ma Đ’rắc, Đắk Lắk, chàng thanh niên vừa gia nhập đội ngũ những người làm cách mạng Y Blốk Êban bèn tìm đến nhà ông ta với tư cách người đi săn xin được đến làm quen và có thể thì kết nghĩa anh em. 

Vào nhà Xã Đỏ, Y Blốk Êban nhìn lên vách nứa thấy cơ man mũi lao nhọn bằng gỗ mun, có tua bằng lông đuôi voi, cán được nạm những vòng thiếc sáng loáng. Sau khi nghe Y Blốk Êban bày tỏ mong muốn của mình, chẳng nói chẳng rằng, Xã Đỏ cất tiếng gọi đàn gà và bốc một nắm bắp ném ra sân. Sau khi chứng kiến tài bắn tên của Y Blốk Êban, chánh tổng Xã Đỏ xem Y Blốk Êban như thượng khách... Sau này, biết Y Blốk Êban là Việt Minh, Xã Đỏ giữ kín tung tích và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ông hoạt động.

Trong Hồi ký của mình, Tướng Y Blốk Êban cũng tâm sự về chuyện ông cùng anh em suýt bị kỷ luật vì “không trung thực với Trung ương, nhận quá tiêu chuẩn” khi bàn giao số vàng được giao vận chuyển từ Khu IV đem về Liên khu V để mua xe đạp thồ phục vụ cho chiến dịch sắp mở. Số vàng ghi trong giấy tờ là 20kg nhưng cân được 25kg. Ông phải giải thích mãi, nhiều đồng chí lãnh đạo mới hiểu, rằng họ đã sơ suất không lấy giấy xác nhận cấp vàng bổ sung... Năm 41 tuổi, Y Blốk Êban lập gia đình với nữ du kích Kpă Hngót và có với nhau 4 người con trai.

Tin cùng chuyên mục

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.