Trung Quốc: Thăng giáng minh bạch, quyết đấu tham nhũng

Từ Tài Hậu và những cọc tiền thu giữ tại nhà riêng
Từ Tài Hậu và những cọc tiền thu giữ tại nhà riêng
(PLO) -  Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày 28/7 thông báo CPC đã ban hành quy định mới về đề bạt và giáng cấp cán bộ, đồng thời tăng cường quản lý nhằm xây dựng môi trường chính trị lành mạnh, minh bạch đặc biệt trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, hỗ trợ cho cuộc chiến chống tham nhũng…
Theo Tân Hoa xã, Quy định mới được đề ra nhằm khắc phục một vấn đề tồn tại từ lâu, theo đó các cán bộ được đề bạt hoặc duy trì ở một cấp bậc, song không bị giáng cấp trừ khi vi phạm kỷ luật của CPC hoặc phạm pháp. 
Củng cố bộ máy, đấu với quan tham
Theo đó, các cán bộ đương nhiệm cần tuân thủ các nguyên tắc của CPC, trung thực, liêm khiết, có trách nhiệm, mẫn cán và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao. CPC sẽ đề bạt các cán bộ có năng lực, thay thế những cá nhân yếu kém và sa thải những người không đủ khả năng hoặc có hành vi tham nhũng. 
Bên cạnh đó, CPC đặt mục tiêu củng cố bộ máy cán bộ bằng cách bổ nhiệm các quan chức có năng lực vào vị trí phù hợp, loại trừ các tác phong công việc không lành mạnh như thiếu tích cực trong hoạt động chính trị, lơ là trách nhiệm và lạm dụng chức quyền. Các cán bộ bị phát hiện năng lực yếu kém hoặc thiếu chủ động trong việc hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cách chức.
Cùng với việc quy định minh bạch hóa việc xử lý cán bộ, Trung Quốc tiếp tục mạnh tay với tham nhũng. Cùng ngày 28/7, Tân Hoa xã đưa tin Dương Cương (Yang Gang), nguyên Bí thư Thành ủy Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Tân Cương, miền Tây Trung Quốc, đã bị buộc tội tham nhũng. Ông Dương Cương bị buộc tội nhận hối lộ, “trục lợi cho người khác” và “nhận các tài sản khổng lồ từ người khác một cách phi pháp”. Cựu quan chức này giữ cương vị Bí thư Thành ủy Urumqi từ năm 1999 - 2006. 
Chưa hết, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc (miền Bắc nước này) Chu Bản Thuận cũng đã bị cách chức. Bên cạnh đó, Chu Bản Thuận còn bị cách chức Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc - cơ quan lập pháp địa phương. Hiện Chu Bản Thuận đang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra với cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”.
Trước đó, chính quyền Bắc Kinh thông báo cách chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể thao đối với ông Tiếu Thiên do bị điều tra tham nhũng. Theo CCDI, họ đã đặt ông Tiếu Thiên vào vòng điều tra do bị tình nghi “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và luật pháp”, cụm từ dùng để ám chỉ tội tham nhũng. Tờ Bắc Kinh Thời báo cho hay, nhân kỳ thanh tra hồi tháng 11/2014, Ban Kiểm tra và Kỷ luật cùng với Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã phát hiện nhiều vấn đề trong công tác quản lý ngành thể thao. 
Ông Tiếu Thiên cùng với vợ là bà Điền Hoa, cũng là cán bộ nhà nước, bị nghi ngờ có hành động tuyển chọn mờ ám các vận động viên điền kinh và can thiệp vào nhiều giải đấu. Ông Thiên và vợ còn bị nghi ngờ hối lộ một số quan chức và trọng tài tại các giải đấu quốc gia hồi năm 2013. Từng là một tay kiếm thuật cừ khôi, ông Tiếu Thiên là quan chức cao cấp nhất trong ngành thể thao bị hạ bệ trong chiến dịch chống tham nhũng.
Bên lĩnh vực tư pháp, một quan chức cao cấp khác - Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao - cũng đang nằm trong danh sách đối tượng bị điều tra vì tham nhũng, trở thành thẩm phán cao cấp nhất bị chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nhắm tới. Ông Hề Hiểu Minh, 61 tuổi, là Thẩm phán tại Tòa án Tối cao từ năm 1982, bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật của Đảng” và “vi phạm luật pháp”, theo thông cáo của Ủy ban Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước nữa, ông Lệnh Kế Hoạch, nhân vật thân tín của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng bị khai trừ khỏi Đảng và chính thức bị bắt giữ. Phóng viên Le Figaro Patrick Saint Paul ở Bắc Kinh nhận xét: “Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình quả là không ngơi nghỉ. Tư pháp Trung Quốc chuẩn bị xét xử một con “hổ” mới - Lệnh Kế Hoạch, nguyên là cố vấn của ông Hồ Cẩm Đào - và chỉ vài tuần sau khi kết án tù chung thân cựu Sa hoàng của ngành an ninh Chu Vĩnh Khang”. 
Ông Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc nhiều sai phạm nghiêm trọng: vi phạm kỷ luật tổ chức, kỷ luật bảo mật... lạm dụng quyền thế, tham ô, nhận đút lót, ngoại tình... Cũng theo Le Figaro, trong một xã luận của Hoàn Cầu Thời báo, tác giả Quốc Bình - bút hiệu được chính quyền sử dụng khi muốn cho ý kiến về một sự kiện chính trị hay kinh tế quan trọng – vụ án Lệnh Kế Hoạch được nêu lên như một lời cảnh cáo đối với đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, để họ không lập bè phái, tránh đeo đuổi quyền lợi cá nhân trong Đảng, hay có “những hành động chống đối hay tự phụ”.
Chu Vĩnh Khang trước Tòa
Chu Vĩnh Khang trước Tòa 
Quân đội phải chấm dứt tham nhũng
Còn theo một thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc mới đây, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên án những hành vi sai trái của cố Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu làm tổn hại đến uy tín của quân đội nước này.
Phát biểu trước các sĩ quan quân đội tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cũng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương một lần nữa nhấn mạnh đến mục đích bài trừ tham nhũng trong guồng máy quân đội. Lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc đã nêu đích danh cố Thượng tướng Từ Tài Hậu, người đã bị điều tra vì tham nhũng, bị phát hiện lợi dụng chức vụ giúp đỡ một số nhân vật thăng quan tiến chức trước khi qua đời vào tháng 3/2015 vì bệnh ung thư. 
Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên án: “Những hoạt động bất hợp pháp của tướng Từ Tài Hậu đã gây thiệt hại to lớn và ăn sâu trong hàng ngũ quân đội”. Ông Tập kêu gọi các tướng lĩnh Trung Quốc hãy “vứt bỏ ảnh hưởng của Từ Tài Hậu trong cách tư duy, trong cách tổ chức và trong công việc hàng ngày để quay trở lại với truyền thống vẻ vang của Hồng quân” - truyền thống anh hùng đã dẫn tới thắng lợi của cách mạng năm 1949.
Phó Chánh án TANDTC Hề Hiểu Minh
Phó Chánh án TANDTC Hề Hiểu Minh 
Thu hồi 38,7 tỷ NDT 
Tại Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng đã được Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh kể từ khi lên cầm quyền cách đây hơn 2 năm. Đã có khoảng 27.000 đảng viên, quan chức bị trừng phạt vì các hành vi tham nhũng. 
Kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, hơn 100 quan chức từ cấp Thứ trưởng, Quân đoàn trở lên bị điều tra xử lý, trong đó có 4 Ủy viên Trung ương và 11 Ủy viên Dự khuyết. 
Theo tờ “Nhân dân Nhật báo”, tính tới ngày 25/6, trong năm 2015, ở Trung Quốc đã có 14 quan chức cấp tỉnh, Bộ trở lên “ngã ngựa” vì nhúng chàm. Con số này của cả năm 2013 là 17 người và năm 2014 là hơn 40 người.
Các số liệu thống kê mới nhất vừa được công bố cũng cho biết, Trung Quốc đã truy thu 38,7 tỷ nhân dân tệ (NDT), tương đương 6,2 tỷ USD, thất thoát do hành vi hối lộ, trong bối cảnh nước này thực thi chiến dịch chống tham nhũng với quy mô lớn. Theo tờ Nhân dân Nhật báo, các quan chức bị buộc tội tham nhũng của Trung Quốc đã phải trả lại đất đai và tài sản có được do nhận hối lộ. 
Lệnh Kế Hoạch
Lệnh Kế Hoạch 
Cơ quan chống tham nhũng cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho hay số tiền được thu hồi trên trong giai đoạn từ sau một hội nghị cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11/2012 đến tháng 6/2015. Những cá nhân và doanh nghiệp hưởng lợi bất hợp pháp từ các khoản miễn giảm thuế cũng phải hoàn trả số tiền có được. 
Kể từ khi lên nắm quyền điều hành đất nước từ năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ đạo thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt để trừng phạt các hành vi tham nhũng và hối lộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc trải rộng nhiều lĩnh vực bao gồm doanh nghiệp quốc doanh, năng lượng và quốc phòng…

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.